Nuôi loại chim lạ, chỉ bán lông đuôi đã kiếm bộn tiền

2021-04-17 23:38:15

Chim công được xem là con vật nuôi phong thủy mang đến sự may mắn và hòa khí nên được ưa chuộng. Tuy nhiên, nguồn cung trên thị trường rất hạn chế, dẫn đến giá cả luôn ở mức cao. Đây cũng là lý do một số hộ gia đình quyết định đầu tư nuôi loại chim này.

Ưu điểm của mô hình nuôi chim công
- Chim công có sức đề kháng tốt, tỷ lệ nuôi sống cao. 
- Thức ăn cho chim công đơn giản, dễ kiếm như: thóc, ngô, rau xanh và cỏ. Lượng thức ăn chỉ bằng 1/3 của gà nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí chăn nuôi.
- Thu nhập từ loại chim công mang lại cao. Có thể nói là gấp 4-5 lần so với các loại vật nuôi khác. Hiện một con chim công giống đang có giá giao động từ khoảng 1 - 2 triệu đồng. Trung bình mỗi năm một con công mái đẻ được 40 trứng, trong đó tỷ lệ ấp nở là 75 - 80%. Như vậy, với một con công mái thì mỗi năm người chăn nuôi sẽ xuất bán được 32 con non, số tiền thu về khoảng 32 - 34 triệu đồng.
Kỹ thuật nuôi chim công
1. Làm chuồng
Chim công là giống chim có kích thước lớn, phần đuôi công xòe ra nên khá tốn diện tích. Vì thế chuồng nuôi chim công cần đảm bảo đủ diện tích. Hơn nữa còn phải thông thoáng, mùa hè mát, mùa đông ấm.
Tùy vào số lượng chim công nuôi dưỡng thực tế, độ rộng hẹp của chuồng nuôi chim công có thể khác nhau. Một ô chuồng đúng tiêu chuẩn thường có chiều rộng 3,5 - 4m, chiều dài 5 - 6m, chiều cao 2,7 - 3m.
Bà con có thể tận dụng nhà kho, xưởng, chuồng heo, chuồng gà sẵn có để cải tạo thành chuồng nuôi chim công. Lưu ý:  bà con nên thiết kế thêm một chuồng phụ để chăm sóc riêng chim công bị bệnh, hay trong quá trình theo dõi bệnh để tránh lây nhiễm cho các cá thể khác.
Dùng cát vàng rải nền chuồng để hút ẩm giúp công không bị bẩn và phòng ngừa giun, sán. Nếu có điều kiện, có thể thiết kế thêm phần sân phía trước để công có chỗ tắm nắng và vận động.

2. Con giống
Khâu khó nhất trong kỹ thuật nuôi chim công chính là khâu tìm giống. Vì loài chim này khá hiếm và khó nhập vào Việt Nam.
Tùy thuộc vào mục đích nuôi mà bà con có thể chọn giống chim. Cụ thể:
Nuôi để sinh sản: nên nuôi 1 đôi chim trống chim mái.
Nuôi làm cảnh: nên nuôi chim trống.

3. Chăm sóc 
Chim công là loại ăn tạp. Thức ăn chủ yếu của chim công là thóc, ngô, kết hợp với cám tổng hợp dùng cho gia cầm. Ngoài ra cho ăn thêm rau xanh. 
Sử dụng loại máng ăn, máng uống dùng cho nuôi gà, vịt để đựng thức ăn, nước uống cho chim. Thay nước định kỳ 1 lần/ngày (nếu không có hệ thống uống tự động). Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống để tránh mầm bệnh gây hại cho chim.

Nếu cần tư vấn kĩ thuật hay địa chỉ mua con giống, bà con có thể gọi điện đến tổng đài 1045 của mạng Viettel (ấn phím 2.2 để gặp chuyên viên hỗ trợ địa chỉ mua bán, ấn phím 5 để gặp chuyên gia hỗ trợ kĩ thuật) hoặc đặt câu hỏi trong mục Hỏi-đáp. Lưu ý, Cổng Nông Dân không phải là nơi bán giống, chúng tôi chỉ hỗ trợ tìm địa chỉ.

Cổng Nông Dân


Xem thêm

Nghề nuôi chim trĩ đỏ

Hơn 3 năm qua, nhờ nghề nuôi chim trĩ đỏ (chim trĩ) mà kinh tế gia đình khấm khá hơn, sau khi trừ hết chi phí, gia đình bà có thu nhập khoảng 15 triệu

Làm giàu từ nghề nuôi cá bớp

Cá bớp là một trong những cơ hội phát triển tốt về kinh tế cho bà con nông dân. Bởi vì loài cá này được biết đến là loài cá có nhiều chất dinh dưỡng