Mối làm ăn hấp dẫn từ rùa răng, thử một lần thành nghiện khó bỏ

2021-04-02 17:47:24

Với những người dân ở khu vực miền Tây, nói đến rùa răng chắc hẳn có ít người biết nhưng cái tên càng đước thì không còn xa lạ. Tuy là hai cái tên khác nhau nhưng đều nói về một loài vật thân thuộc. 

Tên gọi rùa răng xuất phát từ đặc điểm khá thú vị của chúng, loài rùa này sở hữu một chiếc mỏ nhọn, chia làm 2 mấu, giống hệt như 2 chiếc nanh sắc nhọn ở hàm trên. Khi bị trêu chọc, chúng thường há mỏ hình răng để đe dọa. 

Trong họ nhà rùa, càng đước là loài có kích thước cơ thể lớn. Chiều dài trung bình của chúng khoảng từ 50 – 53cm, cân nặng dao động từ 5 – 10kg. Con trưởng thành có thể đạt tới 15kg. Cơ thể của chúng có màu nâu sẫm hay đen, đầu xám, xen kẽ là những đốm đen vàng nổi bật trên khuôn mặt. Phần mai rùa không có răng cưa ở bờ viền và phồng hẳn lên như một bộ giáp to lớn với chiều dài có thể đạt 470mm.

Càng đước sinh sống ở khu vực có nguồn nước chảy chậm như ao, hồ, đầm lầy, ruộng lúa - những khu vực trũng, sạch sẽ, mát mẻ và dồi dào thức ăn. Ở nước ta, càng đước được tìm thấy ở các tỉnh như Đồng Nai, Kiên Giang, Cà Mau.., nơi có những khu đầm phá, hồ và kênh rạch chằng chịt. 

Càng đước là loài động vật quý, bổ dưỡng và giá trị kinh tế cao, giá thương phẩm luôn ổn định ở mức 350.000 – 400.000 đồng/kg. Cũng chính vì lí do này, càng đước đã bị đánh bắt quá mức, số lượng cá thể ngoài tự nhiên giảm sút nghiêm trọng. Trước thực tế này, người dân ở nước ta đã đưa càng đước vào nuôi thương phẩm và nhân giống, vừa bảo vệ loài này trước nguy cơ tuyệt chủng, đồng thời tăng thu nhập cho gia đình. Hiện rùa con có giá 400.000 đồng/kg, rùa sinh sản vào khoảng 600.000  -  800.000 đồng/kg. Với mức giá này, mô hình nuôi càng đước đang là hướng đi khả quan để phát triển kinh tế.

Trên thực tế, nuôi càng đước không khó. Với tập tính của lớp bò sát, chúng ăn tạp và thường ăn các loại rau, củ, quả cũng như giáp xác nhỏ. Trong đó xoài, mít chín, cua, cóc, tép, cá, rau muống… là những thức ăn khoái khẩu của chúng. Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên bổ sung men tiêu hóa cùng các thực phẩm dinh dưỡng như thức ăn công nghiệp sẽ giúp càng đước phát triển tốt và sớm hoàn thiện chức năng sinh sản.

Điều cần lưu ý khi nuôi càng đước là phải thường xuyên thay nước và xử lý vệ sinh, nhất là nuôi trong bể xi măng. Cần cung cấp đủ ánh sáng, nhiệt độ, hệ thống thoát nước và diện tích rộng cho rùa hoạt động. Nếu môi trường nuôi không đảm bảo, rùa sẽ chậm lớn, ít ăn, thậm chí chết đột ngột.

Với người nuôi mới, nên bắt đầu từ nuôi thương phẩm. Khi đã có kinh nghiệm chăm sóc mới có thể mở rộng sang nuôi sinh sản. Bởi loài này sinh sản rất khó, phải cẩn trọng từ khâu chọn giống đến quá trình nuôi. Càng đước thường đẻ trứng từ tháng 9 đến tháng 12, mỗi lần khoảng từ 3 -  6 quả, kích thước bằng trứng gà ác. Rùa ấp trứng từ 4 – 5 tháng (tùy thuộc vào thời tiết, nếu trời lạnh sẽ kéo dài từ 6 – 7 tháng). Giá con giống dao động từ 500.000 – 700.000 đồng/con.

Hiện thị trường tiêu thụ của càng đước đang rất rộng mở. Do vậy, nếu bà con đang tìm kiếm những giống vật nuôi mới, dễ nuôi và đầu ra tốt, hãy thử nghiệm mô hình này. 

Nếu cần tư vấn kĩ thuật hay địa chỉ mua con giống, bà con có thể gọi điện đến tổng đài 1045 của mạng Viettel (ấn phím 2.2 để gặp chuyên viên hỗ trợ địa chỉ mua bán, ấn phím 5 để gặp chuyên gia hỗ trợ kĩ thuật) hoặc đặt câu hỏi trong mục Hỏi-đáp. Lưu ý, Cổng Nông Dân không phải là nơi bán giống, chúng tôi chỉ hỗ trợ tìm địa chỉ.

Chúc bà con thành công!

Cổng Nông Dân

Ý kiến bạn đọc ()
Lâm Đức Tài
05/04/2021 18:22

Có sinh sản tốt k ak

Trả lời


Xem thêm

Nghề nuôi chim trĩ đỏ

Hơn 3 năm qua, nhờ nghề nuôi chim trĩ đỏ (chim trĩ) mà kinh tế gia đình khấm khá hơn, sau khi trừ hết chi phí, gia đình bà có thu nhập khoảng 15 triệu

Làm giàu từ nghề nuôi cá bớp

Cá bớp là một trong những cơ hội phát triển tốt về kinh tế cho bà con nông dân. Bởi vì loài cá này được biết đến là loài cá có nhiều chất dinh dưỡng