Đổi đời nhờ loài cá "quê mùa", trước chỉ dùng làm mắm

2020-10-06 16:31:31

Với những ai ở khu vực ĐBSCL chắc sẽ không còn xa lạ với cá chốt. Vốn xuất thân là loài cá "quê mùa", chỉ dùng để làm mắm, cá chốt giờ đây đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, thu hút rất nhiều thực khách. Chúng được mệnh danh là một trong những loài cá có thịt ngon và săn chắc nhất ở miền Tây Nam Bộ. Nhiều nhà hàng, quán ăn nổi tiếng đã chế biến con cá chốt thành những món ăn độc đáo như cá chốt kho tiêu, cá chốt nấu lá me non, cá chốt nấu canh chua cơm mẻ... 

Cá chốt có nhiều loại: cá chốt giấy, các chốt đen, cá chốt vàng, cá chốt trắng…nhưng ngon nhất là cá chốt trắng. Cá chốt trắng thuộc họ cá lăng, cỡ cá trưởng thành dài 15-30cm với trọng lượng từ 50-200 g/con. Thân cá dẹp bên, đầu nhỏ, mặt dưới hơi phẳng, mõm có hình bầu dục và có 4 đôi râu. Đặc biệt, thịt của chúng rất ngon, không tanh và không ngấy như cá tra hay cá ba sa. 

Nếu như trước đây, cá chốt được tìm thấy nhiều ở ngoài tự nhiên thì ngày nay, đi kèm với sự ưa chuộng của người tiêu dùng, số lượng cá chốt tự nhiên càng trở nên khan hiếm. Chính vì vậy, giá cá chốt luôn ở mức cao hơn so với  những loài cá khác. Giá bán tại ao là 130.000 đồng/kg, còn nếu bán lẻ, giá có thể lên đến 170.000 đồng/kg.

Với giá trị kinh tế cao như vậy, việc đưa cá chốt vào nuôi thương phẩm là một hướng đi đúng đắn. Cá chốt là loài rộng muối, chúng có thể phát triển tốt ở môi trường nước có độ mặn từ 0-10‰. Ở độ mặn cao hơn, cá vẫn sống được nhưng chậm lớn. Bà con ở vùng nước ngọt, mặn, lợ đều có thể nuôi được loài cá này. Hơn nữa, nuôi cá chốt nhẹ công chăm sóc, chi phí đầu tư cho vụ nuôi thấp. Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Hết (ở ấp Hòa Nhờ B, xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng), một trong những người tiên phong nuôi cá chốt ở Sóc Trăng, so với nuôi tôm thẻ và tôm sú thì nuôi con cá chốt nhẹ lo hơn và cũng ít chi phí đầu tư hơn. Qua mấy ao nuôi, hầu như con cá chốt không gặp bất cứ loại dịch bệnh nào và khả năng chống chịu mặn khá cao.

Cá chốt dễ nuôi bởi chúng có khả năng chống chịu tốt với điều kiện tự nhiên và ít bị dịch bệnh. Tuy nhiên, để tránh thất thoát trong quá trình nuôi, bà con vẫn cần phải nắm bắt được kĩ thuật chăm sóc. 

1.    Mật độ nuôi

Nếu nuôi đơn trong ao đầm với kích cỡ con giống từ 3-4cm, mật độ thích hợp để cá chốt phát triển tốt là 10-15con/m2. Nếu nuôi ghép, bà con thả với mật độ 4-6 con/m2.

2.    Thức ăn

Bà con có thể cho cá ăn thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế. Mỗi ngày cho ăn 2 lần sáng-chiều.

3.    Thu hoạch

Cá nuôi sau 7-8 tháng, đạt kích cỡ 7-15 con/kg là có thể thu hoạch. 

Để mua con giống, bà con có thể liên hệ đến các cơ sở sau:

1.    Đại lí thủy sản Ba Khiêm, tỉnh Vĩnh Long. Sđt: 0907 226 456

2.    Khoa Nông nghiệp – Trường ĐH Bạc Liêu, số 112 đường Lê Duẩn, phường 7, tp. Bạc Liêu. Sđt: 0781 382 6336

3.    Trung tâm giống thủy sản An Giang, số 58 Bùi Văn Danh, phường Mỹ Xuyên, tp. Long Xuyên, An Giang. Sđt: 0296 3831 657

Nếu cần tư vấn kĩ thuật hay địa chỉ mua con giống, bà con có thể gọi điện đến tổng đài 1045 của mạng Viettel (ấn phím 2.2 để gặp chuyên viên hỗ trợ địa chỉ mua bán, ấn phím 5 để gặp chuyên gia hỗ trợ kĩ thuật) hoặc đặt câu hỏi trong mục Hỏi-đáp. Lưu ý, Cổng Nông Dân không phải là nơi bán giống, chúng tôi chỉ hỗ trợ tìm địa chỉ.

Chúc bà con thành công!

Cổng Nông Dân

Ý kiến bạn đọc ()
Lê anh
10/10/2020 05:42

Có đầu ra HK ah e có cá chốt tự nhiên

Trả lời

Nguyễn Lâm phương
09/10/2020 17:54

Giong ban Sao z

Trả lời


Xem thêm

Nghề nuôi chim trĩ đỏ

Hơn 3 năm qua, nhờ nghề nuôi chim trĩ đỏ (chim trĩ) mà kinh tế gia đình khấm khá hơn, sau khi trừ hết chi phí, gia đình bà có thu nhập khoảng 15 triệu

Làm giàu từ nghề nuôi cá bớp

Cá bớp là một trong những cơ hội phát triển tốt về kinh tế cho bà con nông dân. Bởi vì loài cá này được biết đến là loài cá có nhiều chất dinh dưỡng