CS-Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây atiso đỏ tại nhà

2019-05-21 10:07:25

Hoa Atiso đỏ (hoa bụp giấm) ngâm với đường và mật ong có tác dụng mát gan, giải nhiệt cho cơ thể, có thể phòng rôm sảy, mụn nhọt, táo bón..

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
- Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây atiso đỏ. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
- Đất trồng
Cây atisô đỏ thích hợp với điều kiện đất nhiệt trung bình, hàm lượng hữu cơ 5-7%, giữ ẩm và thoát nước tốt. Độ pH thích hợp là 6-6,5. Ẩm độ đất trong vụ khô cần trên 80%, tuy nhiên nếu ẩm độ đất quá cao và kéo dài trong vụ mưa sẽ dễ gây bệnh chết cây con.
Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.


Quả atisô.
 

2. Chọn giống và trồng cây
Cây atisô đỏ thường được trồng bằng hạt. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán hạt giống gần nhà. Khi mua chú ý lựa chọn hạt giống chất lượng, có tỉ lệ nảy mầm cao, không chất bảo quản.
Trước khi gieo nếu thời tiết và đất khô có thể ngâm nước khoảng 2 - 3 tiếng để trưng hạt, giúp nảy mầm tốt hơn.
Gieo thẳng mỗi hốc từ 2-3 hạt (mỗi hạt cách nhau 3-5cm). Khi cây con mọc cao 20cm, tỉa bớt cây xấu, chỉ để lại một cây tốt (để lại cây có lá xẻ thùy nhiều năng suất cao hơn) phủ đất tơi dày 3cm. Sau khi gieo xong tiến hành tưới nước bằng vòi phun nhẹ.
3. Chăm sóc
Vào mùa khô, ngày tưới nước 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát cho cây atisô đỏ. Khi bước sang mùa mưa, chú ý tháo nước để tránh tình trạng cây bị ngập úng.
Sau khi trồng khoảng 15-20 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Cứ khoảng 20 ngày bón 1 đợt.
Suốt mùa vụ, tiến hành vun xới từ 2-3 lần cho cây. Thường xuyên làm cỏ dại để tránh tình trạng cỏ ăn mất chất dinh dưỡng.
4. Thu hoạch
Sau 45-50 ngày kể từ khi ra hoa đầu tiên có thể thu hoạch được. Nên hái vào lúc nắng để phơi đài quả cho nhanh khô, không bị mưa ẩm, mốc làm hỏng bông atisô đỏ.
Quả chín lẻ tẻ có thể cắt những cành quả chín và bóc lấy quả phơi khô, tách quả phơi riêng. Các quả bị thối, mốc, khô trên cây cần loại bỏ ngay. Thu quả phải bóc phơi ngay, khi phơi hong phải rải mỏng không chất đống vỏ, quả dễ bị nóng lên men, thối…. làm hỏng sản phẩm.
Không nên thu hoạch khi trời mưa vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của quả. Đài quả sẽ bị đen và không đạt yêu cầu về màu. Sau khi đài quả phơi sấy khô dòn, cần đóng bao 2 lớp (lớp nilon bên trong chống mốc lớp ngoài bằng bao dứa khâu kín). Bảo quản tại kho thoáng mát.

Theo baomoi.com


Xem thêm



CS-Kỹ thuật trồng rau má an toàn

Rau má là cây rau ăn lá vừa là cây thuốc nam, có hai vụ trồng chính trong năm. Cây rau má cần dinh dưỡng cân đối để đảm bảo năng suất và chất lượng



CS-Kỹ thuật tạo giống cây ba kích

Ba kích (Morinda officinalys) là cây dược liệu quý, có nhiều công dụng như bổ thần kinh, bổ gân cốt, chữa thấp khớp… và có giá trị xuất khẩu cao...


CS-Kỹ thuật trồng cây hoa hòe

Cây hoa hòe được trồng để thu hoạch hoa, đây là một vị thuốc nam có giá trị kinh tế. Bà con có thể tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ kỹ thuật trồng...



CS-Kỹ thuật trồng cây xạ đen

Cây xạ đen có tác dụng phòng chống trong điều trị ung thư, hạn chế phát triển của các khối u; tiêu viêm giải độc, mát gan; ăn ngủ tốt, tăng cường sức đề kháng...




Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng