CS-Kỹ thuật trồng cây nghệ đen cho năng suất, chất lượng cao

2020-07-06 17:02:13

Cây nghệ đen là một cây thuốc quý hiện nay. Người dân biết đến như một bài thuốc chữa bệnh dạ dày rất hiệu quả. Nhưng để trồng được ra củ nghệ đen có thành phần dinh dưỡng cao, chất lượng tốt, năng suất cao thì yêu cầu điều kiện cây nghệ đen rất cao như trồng đất trồng, dinh dưỡng, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nghệ đen,… Quan trọng nhất quyết định đến năng suất và chất lượng cây nghệ đen là phụ thuộc vào kỹ thuật trồng và chăm sóc của người dân đến cây nghệ đen. 

Đặc điểm giống nghệ đen

1. Thời vụ trồng cây nghệ đen

- Các giống nghệ đen như nghệ vàng, nghệ trắng, nghệ đen, nghệ đỏ, đều có chung một mùa vụ.
- Tại miền Bắc có thể trồng nghệ đen vào đầu mùa xuân, khi thời tiết bắt đầu mưa phùn, độ ẩm cao, tức có nghĩa trồng từ tháng 2-4 dương lịch.
- Tại miền Nam tùy theo khí hậu mùa mưa từng vùng mà trồng từ tháng 6-8 dương lịch.
- Trồng cây nghệ đen được trồng vào mùa mưa giúp cây sinh trưởng khỏe, phát triển lên mầm tốt, giảm được công chăm sóc tưới nước cho bà con.

2. Kỹ thuật nhân giống cây nghệ đen

- Cây nghệ đen được trồng, nhân giống bằng phương pháp vô tính, có nghĩa trồng từ củ mầm.
- Cây chọn lấy giống là cây trồng phát triển khỏe mạnh, không sâu bệnh.
- Củ chọn làm mầm là củ bánh tẻ, có 2-3 mắt mầm. không non quá, cũng không nên già quá mầm sẽ không phát triển khỏe được.

3. Đất trồng cây nghệ đen

- Cây nghệ đen là cây trồng lấy củ nên cần đất trồng tơi xốp, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt pha cát. Đất có thể thoát nước tốt, tránh ngập nước cây dễ bị thối rễ và củ.
- Cây nghệ đen là cây ưa bóng mát nên vì vậy chọn đất trồng gần nơi bóng mát hoặc có thể trồng gần cây trồng có tán cao che mát.
- Tiến hành cày bừa, xới sáo đất kỹ và phơi ải 7-10 ngày trước khi trồng nghệ.

4. Mật độ khoảng cách trồng cây nghệ đen

- Mật độ trồng cây nghệ đen phụ thuộc vào diện tích trồng và chủng loại trồng mà có mật độ khoảng cách trồng khác nhau. Trồng thuần chủng loại trung bình 40.000 – 60.000 cây/ha.
- Khoảng cách trồng: Lên luống rộng 1m, cao 40-50cm, thì trồng với khoảng cách hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 20 cm. Trồng thành hai hàng dọc theo luống.
- Đào hố trồng cây nghệ đen phụ thuộc vào từng vùng và đất trồng

Lên luống cho cây nghệ đen

- Đối với làm đất để trồng nghệ dưới tán rừng có thể tiến hành như sau:
+ Trồng dưới rừng có độ tán che 0,6 ở những nơi có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp với điều kiện trồng nghệ.
+ Tiến hành làm đất trước khi trồng từ 7 – 10 ngày.
+ Chọn những khoảng đất trống dưới tán rừng, chỗ không vướng rễ cây lớn.
+ Cuốc hố đường kính rộng 80 – 100 cm, sâu 20 – 25 cm, băm nhỏ đất trong hố.
- Đối với vùng đồng bằng:
+ Bà con nên cày sâu, bừa kỹ
+ Lên luống cao 30 cm, mặt luống rộng 0,3 m, rãnh rộng 0,3 m.
+ Đào hố sâu 10 cm, 3 hàng/luống theo kiểu nanh sấu.

5. Bón lót cho cây nghệ đen

- Bà con nên bón lót cho cây nghệ đen trước khi trồng để đảm bảo dinh dưỡng nuôi cây nghệ ngay từ ban đầu.
+ Phân chuồng hoai mục 20 tấn/ha
+ Phân super lân 400kg/ha
+ Phân kali clorua 200kg/1ha
+ 200kg đạm ure cho 1 ha
- Bà con nên ủ phân lân với phân chuồng ngay từ ban đầu và bón lót cùng với phân kali và phân đạm.
- Kỹ thuật bón phân lót: Sau khi đào hố từ 7 – 10 ngày thì tiến hành bón lót. Khi đào hố bà con chú ý nên để lớp đất mặt sang một bên, đất bên dưới ra một bên. Khi bón lót bà con gạt lớp đất mặt xuống đáy hố, sau đó bón phân chuồng, phân kali, phân đạm trộn đều hỗn hợp phân và đất. Khi trộn xong bà con lấp đất bên dưới đến đầy miệng hố.

6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nghệ đen.

6.1. Kỹ thuật trồng cây nghệ đen

- Sau 7-10 ngày bón phân lót, khi phân đã ngấm vào đất thì tiến hành trồng cây nghệ đen.
- Đặt củ giống xuống đất theo chiều nằm ngang, mầm củ được quay đầu hướng lên trên, lấp một lớp đất mỏng lên trên, sau đó tiến hành phủ lớp rơm rạ hay trấu mỏng lên mặt luống để tiến hành giữ ẩm cho luống và cây.
- Sau khi trồng xong tưới 1 lượt nước lên cho cây thích nghi và phát triển. Sau 5-7 ngày tiến hành kiểm tra mầm nghệ lên, hốc nào mầm không nhú lên thì nên dặm lại để kịp nghệ lên đồng đều.

Kỹ thuật trồng cây nghệ đen

- Khi mầm nghệ mọc vươn lên khỏi mật đất và ra được 2 – 3 lá bà con nên xới xáo quanh gốc và vun đất vén gốc cho cây nghệ mới mọc.
- Thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại hoặc xới cỏ xung quanh gốc, tránh để cỏ mọc chen lấn nghệ.
- Hai tháng liên tiếp theo, mỗi tháng vun xới gốc nghệ một lần.

6.2. Kỹ thuật chăm sóc cây nghệ đen

- Khi cây còn nhỏ bà con cần xới phá váng tạo điều kiện cho rễ củ phát triển tốt sau khi trồng từ 4 – 5 tháng cây đã hình thành củ thì không nên xới xáo sẽ làm đứt rễ ở củ mà chỉ nên làm cỏ bằng tay.
- Sau khi trồng 20 – 25 ngày nghệ đã được 5 – 6 lá thì cần bón thúc kali hoặc tro bếp và vun gốc để củ phát triển được thuận lợi.
- Trong trường hợp nghệ tốt lá sớm thì bà con cần hãm lại bằng cách ngắt bớt một số lá ở gốc chỉ bón thúc tro bếp hay kali. Giảm bớt số lần tưới để cho đất đủ ẩm cây sẽ đanh lại sau đó tưới nước đủ ẩm rồi vun gốc.
- Nghệ ít bị sâu bệnh phá hoại, chủ yếu là bệnh thối củ khi bị úng nước, vì vậy cần khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa

7. Thu hoạch và bảo quản cây nghệ đen

- Thu hoạch:
+ Khi cây nghệ đen ngừng phát triển ra lá non, lá già bắt đầu khô héo đầu cuống, ngả màu vàng nhạt. Bà con có thể đào gốc nghệ thấy vỏ củ nghệ đã sẫm màu, và da căng bóng thì có thể tiến hành thu hoạch được.

Thu hoạch củ nghệ

+ Tiến hành thu hoạch vào ngày nắng ráo, đất trên ruộng khô, cắt bỏ toàn bộ lá trên mặt đất cách gốc 5-6 cm. Bà con dùng cuốc bổ sung quanh cách gốc 25-30 cm, nhổ lên và rủ sạch đất dính trên củ nghệ.
+ Với diện tích trồng nghệ lớn bà con có thể dùng cày, cày chếch bên hàng nghệ cho bật gốc nghệ lên và rủ sạch đất.
- Bảo quản:
+ Dùng tươi: nghệ sau khi thu hoạch cắt bỏ rễ, rửa sạch đất để cho ráo nước bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, bảo quản được từ 2 – 3 tháng.
+ Dùng khô: nghệ rửa sạch thái lát mỏng, phơi hay sấy ở nhiệt độ 40 – 50 độ C trong 2 – 3 ngày.
+ Nếu sử dụng làm giống cho vụ sau bà con nên chọn lọc củ mẹ, tách mầm giống đem trồng ngay hay ủ vào cát ẩm để bảo quản.

Theo camnangcaytrong.com


Xem thêm


CS-Kỹ thuật trồng rau má an toàn

Rau má là cây rau ăn lá vừa là cây thuốc nam, có hai vụ trồng chính trong năm. Cây rau má cần dinh dưỡng cân đối để đảm bảo năng suất và chất lượng




CS-Kỹ thuật tạo giống cây ba kích

Ba kích (Morinda officinalys) là cây dược liệu quý, có nhiều công dụng như bổ thần kinh, bổ gân cốt, chữa thấp khớp… và có giá trị xuất khẩu cao...


CS-Kỹ thuật trồng cây hoa hòe

Cây hoa hòe được trồng để thu hoạch hoa, đây là một vị thuốc nam có giá trị kinh tế. Bà con có thể tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ kỹ thuật trồng...



CS-Kỹ thuật trồng cây xạ đen

Cây xạ đen có tác dụng phòng chống trong điều trị ung thư, hạn chế phát triển của các khối u; tiêu viêm giải độc, mát gan; ăn ngủ tốt, tăng cường sức đề kháng...




Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng