N-Có những loại giống ngỗng nào tại Việt Nam?

2020-09-18 11:00:38

Một số giống ngỗng tại Việt Nam

Những năm gần đây, ngỗng được nhiều hộ dân chọn là đối tượng nuôi chính bởi dễ nuôi, sản phẩm được thị trường ưa chuộng, đặc biệt là các nhà hàng đặc sản.

Ngỗng khổng lồ (Hồ lô)
Ngỗng khổng lồ có vóc dáng to cao, ục ịch, thân hình tròn mập mạp giống như quả bầu hồ lô... nhìn giữ tướng và là giống ngỗng có khả năng trông nhà, trông vườn bẩm sinh. Khi có người lạ vào, ngỗng sẽ kêu vang. Tốc độ sinh trưởng phát triển cũng cực kỳ nhanh. Ngỗng trống sẽ đạt trọng lượng khoảng 12 - 15 kg/con, ngỗng mái thường nhẹ hơn. Giống ngỗng này thường đẻ rất ít. Giống này thích hợp nuôi số lượng ít để trông nhà vì giá thành đầu vào cao hơn.
 
Ngỗng trời
Ngỗng trời có chân màu hồng hoặc da cam; mỏ hồng cam hoặc đen. Chúng có lông bụng và mặt trên lông đuôi màu trắng, một số loài có các vệt màu trắng trên đầu. Cổ, thân, cánh có màu xám đen và trắng. Chúng nhỏ và chậm hơn so với ngỗng sư tử. Con trống nặng từ 3 - 4,5 kg. Con mái nặng từ 2 - 3 kg, trứng nặng 190 g.

Ðây là loài hiếm, chất lượng thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Bên cạnh đó chúng có đặc tính sinh sản rất ít 4 - 7 trứng/con mái/năm. Tỷ lệ ấp thành công lại không cao như các giống ngỗng khác. Và hầu hết ngỗng chỉ sinh đẻ khi đạt 3 - 4 năm tuổi.
 
Ngỗng xám cổ trắng
Ngỗng xám là con lai giữa ngỗng cỏ, ngỗng sen với các giống ngỗng khác như ngỗng sư tử… Chúng có thân mình cấu tạo chắc chắn, có dáng hình thoi, tiết diện thân gần như tròn. Ngỗng có đầu nhỏ, cổ dài và mảnh. Chậm hơn so với ngỗng sư tử. Con trống nặng: 4 - 4,5 kg, mái nặng 3,8 - 4,2 kg. Ngỗng đẻ khoảng sau 210 - 240 ngày tuổi, số lượng trứng mỗi năm khoảng 26 - 35 quả. Khối lượng trứng trung bình từ 145 - 175 g. Giống ngỗng này có hiệu quả khá cao vì giá con giống thấp hơn mà tỷ lệ trứng khá đạt và giá thành khá cao.
 
Ngỗng cỏ
Ngỗng cỏ hay ngỗng sen có thân hình nhỏ. Đầu, cổ thanh, không có mào, đầu nhỏ, cổ dài và mảnh. Ở ngỗng đực có mào sừng hình tròn nằm ở gốc mỏ trên, mỏ có màu da cam, mắt màu xanh xám đen, bụng thu gọn, chân cao vừa phải chắc chắn. Đầu, lưng, cổ có vệt xám nâu thẫm ở phần trên, phần dưới lông màu trắng xám. Lông ở bụng và ngực màu trắng, phớt vàng. Đặc điểm thân mình có cấu tạo chắc chắn, có dáng hình thoi phù hợp với việc đi nhanh và xa, tiết diện thân gần như tròn, chân cao vừa phải và chắc chắn.
Ngỗng trưởng thành thì con mái nặng 3 - 3,5 kg, con trống 3,8 - 4 kg. Ở tuổi giết thịt 90 ngày tuổi, tỷ lệ thân thịt đạt 65 - 70% so với khối lượng sống.
 
Ngỗng sư tử
Ngỗng sư tử hay còn gọi là ngỗng Trung Quốc là giống ngỗng nhà bắt nguồn từ Bắc Trung Quốc và Siberi. Ở Việt Nam, chúng được đưa vào từ rất lâu cho đến nay nó gần như một giống nội cho sản lượng thịt cao.
Ngỗng sư tử có tầm vóc to trông dữ tợn, có lông màu xám, đầu to mỏ đen thẫm, mào màu đen. Mắt nhỏ và có màu nâu xám. Mỏ và chân màu đen nhưng thân thịt màu hơi trắng. Bộ lông của ngỗng sư tử có màu xám thẫm chiếm phần lớn số con trong đàn, một số con có lông trắng pha nâu.
Khi trưởng thành con đực nặng tới 7 kg/con, con cái nặng tới 6 kg. Ngỗng cái đẻ trứng lúc 8 - 9 tháng tuổi, sức đẻ rất lớn từ 50 - 70 quả/năm và khối lượng trứng khá to. Vụ đẻ kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Theo nguoichannuoi.vn


Xem thêm












Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng