N-Độc tố nấm mốc Aflatoxin trong thức ăn ảnh hưởng như thế nào đến vật nuôi?

2019-06-11 15:44:27

Aflatoxin là độc tố rất nguy hiểm không chỉ gây độc với vật nuôi mà với cả con người. Aflatoxin gây tổn thương  gan, thận, gây quái thai, gây đột biến thậm chí tử vong.
Aflatoxin thường có trong các loại ngũ cốc như ngô, gạo, đậu đỗ, các loại hạt dầu như lạc, hạt dưa, các sản phẩm khô ép từ hạt có dầu, đậu tương bị mốc… Một khi Aflatoxin đã xuất hiện trong thức ăn chăn nuôi thì rất khó loại bỏ được do cấu tạo hóa học ổn định và không bị phá hủy bởi nhiệt độ, ánh sáng, axit hay kiềm.
Khi vật nuôi ăn phải thức ăn chứa độc tố nấm mốc này sẽ có các triệu chứng sau:
Trâu bò: 

Giảm trọng lượng ở bò (Ảnh: st)

- Giảm trọng lượng
- Trong giai đoạn từ 15 - 18 tuần tuổi sau khi ăn phải thức ăn nhiễm độc tố sẽ giảm trọng lượng, sau 3 tháng có hiện tượng khô mũi, lông dựng, da xù xì.
- Trong giai đoạn từ 16 - 25 tuần tuổi có các biểu hiện như: nghiến răng, ỉa chảy phân lẫn máu và niêm mạc.
Lợn:

Triệu chứng sa trực tràng ở lợn (Ảnh: st)

- Thể cấp tính: Suy nhược cơ thể, bỏ ăn, khát kéo dài, cơ yếu, chi run rẩy, đứng không vững, chảy máu trực tràng và chết.
- Thể mạn tính: Sa niêm mạc trực tràng, sốt, bỏ ăn dẫn tới sút cân.
Gia cầm:

Chậm lớn, rụng lông tơ ở gia cầm ( Ảnh: st)

- Biếng ăn, chậm lớn, rụng lông tơ hoặc lông vũ
- Giảm tỷ lệ đẻ
- Cơ vân nhạt màu do số lượng hồng cầu giảm, có con bị tổn thương khớp chân
- Túi Fabricius (ở gần hậu môn) teo nhỏ rõ rệt
- Chất lượng trứng giảm: giảm hàm lượng lipit của lòng đỏ.

Tác hại của Aflatoxin đối với vật nuôi và con người( Ảnh: Đỗ Thúy)

Tác hại của Aflatoxin đối với vật nuôi là rất lớn, chính vì vậy cần phải có những biện pháp phòng bệnh để tránh vật nuôi bị nhiễm độc và phương pháp điều trị khi vật nuôi đã bị nhiễm độc. 
Mời mọi người đón đọc ở bài viết sau: Biện pháp phòng, điều trị vật nuôi bị nhiễm độc tố nấm mốc Aflatoxin.

Cổng Nông Dân

Ý kiến bạn đọc ()
Nguyễn hữu toàn
11/06/2019 17:01

Bài viết rất hữu ích, cám ơn bạn !!!!

Trả lời


Xem thêm







CB-Bệnh nấm phổi ở đà điểu

Bệnh nấm phổi trên đà điểu thường do nấm Aspergillus Fumigatus gây nên, gây chết hàng loạt, tỷ lệ chết có thể lên đến hơn 50%,ảnh hưởng rất lớn đến năng suất...


N-Kỹ thuật nuôi đà điểu con

Sau đây là tổng hợp kỹ thuật nuôi đà điểu con (đà điểu 0-3 tháng tuổi) do các nhà nghiên cứu, trực tiếp nghiên cứu ở các trang trại của Việt Nam.


N-Kỹ thuật nuôi đà điểu

Nuôi đà điểu con: Đây là giai đoạn rất quan trọng, quyết định đến kết quả nuôi tốt hay xấu ở các tháng sau.




Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng