CS-Xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ đạt hiệu quả cao

2018-10-06 09:08:20

Đó là mô hình của anh Lê Thanh Hải, sinh năm 1968, ngụ tại ấp 8 xã Long Trung, huyện Cai Lậy. Anh Hải có 6.000m2 sầu riêng giống RI6 và Monthong, đều được xử lý nghịch vụ. Trong đó với 75 gốc sầu riêng khoảng 12 năm tuổi trên diện tích 4.500m2, anh thu được khoảng 12-13 tấn trái/năm trong 4 năm liền. Vụ mới đây vào tháng 2 âm lịch năm 2013 anh thu được 13 tấn trái, bán với giá 30.000đ/kg (giá mùa thuận khoảng 20.000đ/kg). Vụ tiếp theo sẽ thu hoạch vào tháng 2 âm lịch năm 2014. Còn trên diện tích 1.500m2 cây 6 năm tuổi hiện nay đang phát triển tốt sẽ xử lý cho trái nghịch vụ vào tháng 4 âm lịch năm 2014. Tổng chi phí hàng năm khoảng 60-70 triệu đồng.

 

 Để xử lý nghịch vụ đạt hiệu quả cao và không làm cây bị suy kiệt, anh đã áp dụng các nguyên tắc:

1/ Bón nhiều phân hữu cơ để tạo bộ rễ khỏe mạnh.

2/ Trồng thưa, thường xuyên thăm vườn vào sáng sớm để phát hiện bệnh và xử lý kịp thời.

3/ Khi cây đủ 3 cơi đọt mới xử lý nghịch vụ.

4/ Chủ động được nước, không để mực nước trong mương vườn quá cao vào mùa mưa.

5/ Xử lý bệnh xì mủ bằng cách tiêm thuốc vào thân, tưới vào gốc, phun lên cây và phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Các bước tiến hành cụ thể như sau:

Trước thu hoạch khoảng 10 ngày bón mỗi gốc 5kg vôi.

Sau thu hoạch, tiến hành tỉa cành sâu bệnh, cành vô hiệu. Sau đó bón mỗi gốc 10kg phân hữu cơ Dynamic + 1,5kg DAP + 0,5kg Hỗn hợp dinh dưỡng Cai Lậy, dùng cào răng xới đất cho phân lọt xuống, tưới nước đều đặn. Sau 10 - 15 ngày bón 1kg NPK 20-10-10. Tiêm vào thân cây và tưới gốc thuốc Agri-fos để ngừa bệnh “xì mủ”. Phun qua lá NPK 20-10-10 + GA3 + Trafos-K để kích thích cây ra đọt non.

Khi cơi đọt thứ nhất già có màu xanh đậm bón mỗi gốc 2kg NPK 15-15-15 chia làm 2 lần bón cách nhau 10-15 ngày.

Khi cơi đọt thứ 2 già có màu xanh đậm bón mỗi gốc 1,5kg NPK 9-25-17 + 0,5kg Nitrabo. Khi cơi đọt thứ 3 nhú đều bón 2kg DAP + 0,5kg Sun phát kali, đồng thời phun lên lá siêu lân + siêu kali 2 lần cách nhau 7-10 ngày, kết hợp với thuốc trừ rầy.

Khi lá non mở hoàn toàn, tiến hành phủ mủ toàn mặt liếp, phun Paclobutrazolướt đều mặt trong của lá theo nồng độ khuyến cáo, bơm cạn nước trong mương, phun lên lá 10-60-10 + MX3. Sau 7-10 ngày phun siêu lân + siêu kali giúp tạo mầm hoa tốt và kích thích ra hoa. Sau xử lý Paclobutrazol 20 ngày gặp thời tiết thuận lợi cây sẽ ra hoa.

Khi cây ra hoa 80%, giở mủ tưới nước vừa phải, bón mỗi gốc 5kg phân Dynamic đã ngâm qua đêm bóp nhuyễn hòa nước tưới hoặc bón rồi xới nhẹ. Không kích thích cây ra đọt non trong thời kỳ này. Phun thuốc trừ sâu bệnh trên bông 10 ngày 1 lần. Phun Bortrac trước và sau xổ nhị 7 ngày.

Khi trái bằng quả trứng, tỉa trái, bón mỗi gốc 1kg NPK 12-11-18 + 0,5kg Nitrabo, tiêm thuốc Agri-fos và tưới gốc như lần trước để ngừa “xì mủ” thân và thối trái. Thời điểm này nếu cây nhú đọt phun thuốc trừa rầy + MKP 0-52-34.

Sau 15-20 ngày bón lần 2: 1kg NPK 12-11-18.

Lần 3 bón sau lần 2 khoảng 15-20 ngày: 1kg NPK 12-11-18 + 0,5kg Sun phát kali.

Theo tiengiang.gov.vn

Ý kiến bạn đọc ()
Cổng Nông Dân
05/11/2018 08:42

Chào bạn Đương!

Vàng lá có nhiều nguyên nhân: do thiếu dinh dưỡng, thừa chất dinh dưỡng, do ẩm độ quá cao…

Nhưng trong mùa mưa nên vườn cây sầu riêng 1 năm tuổi khả năng cao bị nhiễm bệnh vàng lá thối rễ, bệnh do nấm gây ra. Anh kiểm tra lại rể cây có bị thối màu nâu vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ không.

Để khắc phục thì bạn nên tiến hành các công việc sau đây:

* Phòng bệnh:

- Cần chú ý bón VÔI BỘT để nâng cao độ pH đất trồng.
-Hàng năm vào trước mùa mưa sử dụng PHÂN CHUỒNG hoặc PHÂN HỮU CƠ HOAI MỤC ủ với nấm đối kháng TRICHODERMA để bón cho cây nhằm ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập vào vườn, xâm nhiễm vào rễ cây.

- Thoát nước tốt, không để bị ngập úng và nước tràn trên vườn trồng.

-Tiến hành tỉa cành tạo tán để vườn cây thông thoáng.

* Chữa bệnh: Khi cây bị nấm bệnh xâm nhiễm, lá cây chuyển vàng, cần áp dụng các biện pháp khác nhau để phòng trị làm giảm khả năng lây lan và mức độ tác hại của bệnh:

- Sử dụng một trong các thuốc trừ bệnh gốc hoạt chất: CYMOXANIL + MANCOZEB + METALAXYL hoặc FOSETYL ALUMINIUM hoặc PHOSPHOROUS ACID, ...để tưới vùng gốc rễ cho cây và phun lên tán cây, theo nồng độ khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc. Thực hiên khoảng 2-3 lần, các lần cách nhau 10-15 ngày.

Lưu ý: Trong giai đoạn cây bị bệnh nên ngừng bón các loại phân. Khi cây hồi phục lại mới tiến hành bón phân.

Trả lời

Nguyên văn đương
02/11/2018 12:43

Em co hon 300 cây moi trong một mua mua ma phat triền hoi kem cây co dau hieu vang la sin tu van thuốc va du ly sin cam ơn

Trả lời


Xem thêm












Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng