SB-Nhận biết và cách điều trị các loại bệnh trên cây sầu riêng vào mùa mưa

2022-06-21 16:02:05

Vào mùa mưa, hai bệnh thường gặp nhất trên cây sầu riêng là thán thư và xì mủ thối thân. 

Cây mới trồng bắt đầu từ một năm đến bốn năm nó sẽ có rất nhiều dịch hại. Để có một vụ năng suất tốt buộc cơi đọt phải xanh tốt, đủ các tiêu chuẩn của lá và đặc biệt là không bị sâu hại tấn công.

Ở giai đoạn ra một cơi đọt sầu riêng ta nên quan tâm hai đối tượng chính. Đối tượng làm lủng lá sầu riêng là rầy xanh. Nó sẽ tấn công vào lá, cắn ăn lá và làm rụng. Đối tượng nữa là rầy nhảy. Chúng sẽ tấn công làm đọt bị trùng lại và có những vết vàng. Nếu quản lý không tốt những lá non sẽ rụng hết, cơi đọt sầu riêng đó không thành công, không thể ra hoa đạt chất lượng.

Để quản lý tốt hai đối tượng này bà con nên phát hiện sớm và có những giải pháp phòng trừ từ ban đầu. Phải trồng với mật độ hợp lý, không nên quá dày để tránh những phần giao tán là nơi cư trú cho rầy.

Khi xuất hiện đọt non là thời điểm có rầy tấn công, bà con nên phun sớm khi lá non chưa mở ra. Khi lá vẫn còn đang cuộn để rầy nhảy không đẻ trứng trong lá. Có thể dùng hoạt chất sulfoxaflo để phòng trừ.

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

Để quản lý đối tượng bệnh này, thuốc hóa học là giải pháp cuối cùng. Cây sầu riêng cần lượng nước rất nhiều nhưng cũng tháo nước tốt, do đó khi bắt đầu trồng bà con phải đắp mô cao. Đồng thời sử dụng phân hữu cơ để giúp cho hệ thống rễ phát triển mạnh, rải vôi định kỳ một năm hai lần, bắt đầu và kết thúc mùa mưa.

Bón vôi hạ phèn, bổ sung nấm

Bón vôi để nâng độ kiềm lên, hạ phèn cho đất, giúp diệt khuẩn và một số nấm bệnh trong đất. Bộ lá không bóng mượt là triệu chứng giống bị thiếu nước, mặc dù trong mùa mưa. Nếu trên thân có những vết nứt rồi chảy mủ ra lấm chấm và ướt rồi ăn từ từ xuống làm chết cây, đối tượng gây ra bệnh này là nấm phitop.

Loại nấm này có bào tử rất mạnh, tồn tại được trong nguồn nước, trong đất và kể cả bám trên thân cây. Thông thường nấm này sẽ tấn công dưới rễ nên bà con ít khi phát hiện ra.

Cho nên khi xuất hiện triệu chứng xì mủ lên trên thân, dưới rễ là bệnh đã nặng. Do đó bà con phải quản lý sớm, phát hiện khi thấy cây không phát triển hoặc chậm phát triển hơn bình thường hoặc rụng lá, cần kiểm tra rễ có bị thối hay không. Nếu có phải dùng ngay hoạt chất dimethomorth kết hợp với nhóm nấm có trico ĐHCT.

Với các vườn trồng lâu năm mà muốn xử lý trái vụ, cần phải đổ chất tưới gốc ức chế cây để ra hoa. Tuy nhiên sau mỗi một vụ, lượng tồn còn trong đất rất lớn, làm cho cây khó ra hoa. Và khi phá cây, lượng chất còn dư trong đất ít nhất ba năm sau mới phân hủy được.

Đặc tính của sầu riêng là một cây trồng rất mẫn cảm với điều kiện dinh dưỡng của đất. Đặc biệt là đất phèn, đất nhiễm mặn. Do đó trên vùng đất đã trồng xoài rất khó phát triển cho cây sầu riêng. Thông thường năm đầu, lượng dinh dưỡng cây sử dụng ở trong đất mà bà con sử dụng có phân hữu cơ sẽ thấy cây phát triển tốt. Nhưng từ năm thứ 2 trở đi, cây lớn hơn, rễ ăn ra ngoài gặp chất kích nghịch vụ còn dư. Cây sượng trở lại và không đưa dinh dưỡng lên được. Do đó cây có biểu hiện ngộ độc. Hiện nay trên thế giới cũng chưa có giải pháp nào để phân hủy được chất này. Chỉ có những cách để giúp cho cây khỏe và giảm khả năng ngộ độc. Đó là các sản phẩm hỗ trợ giúp cây giảm ngộ độc như DS Gold.

Bệnh thán thư trên cây sầu riêng

Ngoài dịch hại còn một nhóm bệnh khá quan trọng. Đó là bệnh làm cho lá bị cháy. Ban đầu chỉ là những vết chấm nhỏ ở trên lá non và khi lá bắt đầu già sẽ bị khô đầu lá và loang lổ. Đây là triệu chứng của bệnh thán thư. Dòng gây bệnh này phát triển rất mạnh trong điều kiện mùa mưa, do ẩm độ không khí cao nên mọc rất nhanh.

Để quản lý bệnh hại này, bà con cần bón phân cân đối, nhất là không được bón dư phân đạm. Thứ hai là cắt tỉa những cành bệnh để thông thoáng vườn và trồng mật độ hợp lý không quá dày. Cuối cùng quản lý triệt để là sử dụng thuốc hóa học.

Xử lý sớm

Khi lá non mới xuất hiện dấu hiệu lấm chấm nếu phun ngay thì khả năng quản lý bệnh tốt và lượng thuốc cần dùng ít hơn.
Bệnh trên cây ở giai đoạn xử lý ra hoa dễ bị nhất. Nếu gặp mưa đêm có thể mất năng suất đến 50%.

Ngoài ra trong mùa mưa cây còn bị thối gốc xì mủ thân. Trên thân có nhựa rỉ ra, trên vỏ cây nốt bệnh ướt một vùng như bị thấm nước và có màu nâu. Nấm thường tấn công xung quanh gốc và các cành. Cạy phần vỏ ra thấy phần gỗ có màu nâu sẫm theo thân và cành. Để hạn chế bệnh này, bà con nên chọn cách phòng là chính.

Sau khi thu trái, bà con sử dụng một lượng vôi vừa phải nhất định trên vườn. Sau khi vôi tan xong rải một lượng phân hữu cơ tự ủ hoai hoặc thương phẩm. Có thể thêm nấm tricoderma, bổ sung trung vi lượng cần thiết để cây thật khỏe mạnh, kháng cự với thời tiết.

Với thời tiết bất lợi như hiện nay, sâu bệnh phát triển nhiều. Phòng trị bệnh sẽ giúp bà con bảo vệ thành quả sau những ngày tốn công chăm sóc cực nhọc.

Theo niengiamnongnghiep.vn


Xem thêm












Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng