CS-KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAO SU

2017-11-15 11:18:47

I. Chuẩn bị đất trồng và giống

1. Chuẩn bị đất trồng

+ Khai hoang: Khai hoang được tiến hành bằng cơ giới (đào gốc, rà rễ, san lấp ụ mối). Sauk hi khai hoang xong cho cày bằng cày 3 chảo sâu 25- 35cm, sau đó ding cày 7 chảo để làm đất thành thục trước khi thiết kế lô hàng.

+ Thiết kế lô: Tùy theo địa hình đất đai để thiết kế lô có diện tích (lớn >12ha, nhỏ <4ha) thích hợp.

+ Thiết kế hàng: Nếu đất dốc phải thiết kế hàng theo đường đồng mức.

+ Mật độ và khoảng cách: Thông thường các mật độ sau đây được áp dụng:

-          Khoảng cách 7x2,5m (mật độ 570 cây/ha).

-          Khoảng cách 6x3m (mật độ 550 cây/ha).

+ Đào hố: Hố cao su được đào với kích thước 60x60x70cm (dài 60cm, rộng 60cm, sâu 70cm).

+ Bón phân: Mỗi hố bón lót 10kg phân chuồng + 0,2kg phân lân + 0,3kg vôi. Phân và vôi được trộn với lớp đất mặt trước khi lấp xuống hố. Đảo phân và lấp hố phải hoàn thành trước khi trồng 20-30 ngày.

2. Chuẩn bị giống

Giống cao su được chọn trồng là những giống cao su có năng suất cao, sản lượng ổn định lâu dài, chất lương và hàm lượng mử tốt và đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép sản xuất.

+ Tiêu chuẩn cây giống:

- Cây Stum: Đường kính cây đo ở độ cao 10cm phải đạt từ 16mm trở lên. Mắt ghép có hạt gạo tốt, không dập, vết ghép ổn định rễ cọc dài 40-45cm.

- Cây bầu mắt ngủ: Cây cao su con ươm trong bầu ni lông 18x35cm, đã ghép giống tốt, cắt ngọn cao 5 cm trên mắt ghép.

Tiêu chuẩn: Đường kính gốc ghép đo trên cổ rễ 10 cm phải đạt trên 12mm. Mắt ghép sống ổn định, hạt gạo tốt.

+ Trồng bầu tầng lá: Tương tự trồng bầu mắt ngủ. Chú ý không để gãy chồi và vỡ bầu. Khi trồng xong cắm cọc cao 70-100cm để cắm làm cột giữ chồi khỏi bị gió lung lay.

II. Kỹ Thuật chăm sóc

1. Làm cỏ: Trên hàng cao su cách gốc 1,5m phải được làm sạch cỏ. Cỏ ở hàng luống giữa 2 hàng cao su phải được phát dọn và giữ thảm cỏ rộng 4m để bảo vệ đất chống xói mòn.

2. Tủ gốc giữ ẩm: Cuối mùa mưa hàng năm cần tiến hành tủ gốc cho cao su để giữ ẩm, vật liệu chủ yếu là bã mía, cỏ khô.

3. Tỉa chồi dại: Sau khi trồng 2 tháng, thường xuyên kiểm tra để tỉa chồi dại mọc ra từ gốc.

4. Bón phân:

+ Liều lượng bón:

+ Phương pháp bón:

- Năm thứ nhất bón 3 lần: lần 1 khi cây có một tầng lá ổn định, lần 2, lần 3 cách lần 1 trước 1 tháng.

- Đối với cao su từ tuổi 1 đến tuổi 4: Đào rãng sâu 7-10cm rộng 10-15cm theo hình chiếu của tán lá để bón, sau đó rải phân đều vào rãnh và lấp đất lại.

- Đối với cao su kinh doanh: Khi đã giao tán, phân được trộn đều rải giữa đường băng, nên rảI phân vào ngày mưa nhỏ, ẩm độ cao.

Chúc bà con thành công!

(Theo Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ)


Xem thêm




SB-Bệnh phấn trắng cây cao su

Để phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây cao su hiệu quả, không những cần sử dụng đúng thuốc, phun xịt đúng kỹ thuật mà còn phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp...


SB-Bệnh vàng lá cao su

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Bình Dương, đến nay toàn tỉnh này đã có hơn 4.100 hécta cao su nhiễm bệnh corynespora...




Phòng trừ bệnh hại trên cây cao su

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, với diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay thì rất dễ làm phát sinh các loại sâu bệnh hại trên cây cao su...





Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng