CS-Kỹ thuật trồng và chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản

2017-12-15 10:35:49

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cây cao su không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất cát pha, đất mịn, đất Bazan... thoát nước tốt, tầng canh tác dày sâu hơn 1 m (không có đá tảng, hay đá tổ ong).

Đất trồng cao su có độ cao từ 700 m trở xuống so với mặt nước biển. Chu kỳ khai thác cây cao su kéo dài, do vậy để thuận lợi cho quá trình khai thác, bà con nên chọn đất có độ dốc không quá 300. Trước khi trồng phải chuẩn bị đất và đào hố trước từ 1-2 tháng. Sau đó chọn các giống cao su có năng suất cao được công nhận là giống Quốc gia đang trồng có hiệu quả ở Tây Nguyên như: PB 260, VM 515, GT1, PB 235... Thời điểm trồng cao su ở tỉnh ta vào mùa mưa khi đất đủ ẩm: khoảng từ ngày 20/5 đến 15/7 (giống stum trần) và đến 30/7 (giống bầu). Đối với giống stum trần (10 tháng tuổi), bà con lựa chọn cây giống có mắt ghép ổn định, thuần giống. Cưa động mầm trước khi trồng từ 3-5 ngày, vết cưa cách mí trên mắt ghép 6-10 cm, cưa nghiêng gốc 300 về phía đối diện mắt ghép và bôi mỡ Vazơin lin vào. Đường kính gốc ghép cách cổ rễ 10 cm phải đạt 15mm trở lên. Rễ thẳng, độ dài 40 cm trở lên. Đối với cây giống bầu, tối thiểu phải có hai tầng lá. Tầng lá trên cùng ổn định (lá cứng, xoè ngang, có màu xanh); các tầng lá khác phát triển bình thường, không rụng. Mật độ trồng phù hợp và phổ biến hiện nay trên địa bàn Kon Tum là 555 cây/ha với khoảng cách hàng cách hàng 6m, cây cách cây 3 m. Ở các vùng đất có độ dốc lớn hơn 50 nên thiết kế hàng theo đường đồng mức. Đào hố theo quy cách: 60 cm x 60 cm x 60 cm hoặc 60 cm x 70 cm x 50 cm-độ sâu các hố 60 cm. Khi đào hố để riêng lớp đất mặt trộn mỗi hố khoảng 10 kg phân hữu cơ cùng 0,3 kg phân lân nung chảy, lấp hố trước khi trồng ít nhất là 10 ngày. Mỗi hố trồng 1 cây. Đối với giống stum trần, khi trồng dùng cuốc móc đất sâu tương đương chiều dài stum. Đặt stum xuống quay mặt về hướng tây nam, giữ cho cây thẳng đứng, mép dưới mắt ghép ngang bằng miệng hố. Lấp kỹ từng lớp đất, dậm đều và chặt, lấp kín phần cổ rễ 1-2cm (cách mí dưới mắt ghép 1 cm). Đối với giống bầu, khi vận chuyển phải cẩn thận không làm vỡ bầu, gẫy chồi. Khi trồng dùng cuốc moi hố bằng kích thước bầu và dao sắc cắt đáy bầu, cắt hết chỗ cong của rễ cọc đáy bầu. Đặt bầu vào hố cho thẳng đứng, mắt ghép cũng hướng theo hướng tây nam, mép dưới mắt ghép ngang mặt đất. Rạch bầu theo chiều thẳng đứng, kéo nhẹ túi bầu đến đâu ém chặt đất đến đó, không làm vỡ bầu. Khi trồng cao su phải chuẩn bị 20-25% cây giống để trồng dặm, dùng bầu ghép 2-3 tầng lá. Trồng dặm ngay trong vụ trồng và kết thúc trước 30/8.

Sau khi trồng 1,5-2 tháng, bà con tiến hành bón thúc đợt 1 và tháng 10 bón đợt 2 kết hợp tủ ẩm giữ gốc. Bón theo rãnh vành khăn quanh gốc cao su- cách gốc 30-40 cm và lấp kín kết hợp với xới xáo. Sau khi bón phân đợt hai, tiến hành tủ gốc bằng cỏ khô hoặc rơm rạ, tủ cách gốc 10 cm, bán kính phủ 1 m và trên phủ một lớp đất mỏng chống cháy. Từ hai năm trở đi, mỗi năm bón hai lần trong mùa mưa. Đợt 1 bón vào tháng 4-5; đợt 2 bón tháng 9-10. Lượng phân bón các năm cụ thể như sau: năm thứ nhất 40 kg đạm (urê), 114 kg lân, 15 kg ka li; năm hai 90 kg đạm, 260 kg lân, 28 kg kali; năm ba 119 kg đạm, 183 kg lân, 43 kg ka li; từ năm thứ bốn đến năm thứ bảy mỗi năm bón 159 kg đạm, 224 kg lân, 43 kg ka li. Mỗi năm bón thành hai đợt trong mùa mưa. Khi cao su phát triển, bà con làm cỏ bảo đảm cho cao su luôn được sạch cỏ. Khi làm cỏ trên hàng không được kéo đất ra khỏi lô cao su và giúp cho lớp đất mặt luôn tơi xốp. Năm thứ nhất làm cỏ rộng 2 m, từ năm hai trở đi làm cỏ rộng 3 m, làm 4-5 lần/năm. Khi làm cỏ giữa hàng cao su có thể phát, cày hoặc dùng thuốc diệt cỏ tuỳ theo mức độ cỏ. Khi cây cao su phát triển phải thường xuyên kiểm tra các chồi mọc ngoài mắt ghép phải cắt bỏ để hạn chế tiêu hao dinh dưỡng. Loại bỏ cả các chồi ngang mọc từ thân ghép, các cành có độ cao từ 3 m trở xuống, không tạo tán quá thấp làm cây dễ bệnh. Trong giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ, có thể trồng xen cây họ đậu để tăng thu nhập, chống xói mòn đất. Chú ý trồng xen hàng cách hàng tối thiểu 1,5 m để không ảnh hưởng đến cây cao su.

(Theo Báo Kontum)


Xem thêm




SB-Bệnh phấn trắng cây cao su

Để phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây cao su hiệu quả, không những cần sử dụng đúng thuốc, phun xịt đúng kỹ thuật mà còn phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp...


SB-Bệnh vàng lá cao su

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Bình Dương, đến nay toàn tỉnh này đã có hơn 4.100 hécta cao su nhiễm bệnh corynespora...



Phòng trừ bệnh hại trên cây cao su

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, với diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay thì rất dễ làm phát sinh các loại sâu bệnh hại trên cây cao su...






Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng