CS-Kỹ thuật chăm sóc vải thiều Tây Nguyên (Phần 4): Giai đoạn từ 01/6 đến 30/09

2020-02-06 20:18:28

Giai đoạn này cây vải thiều phát triển mạnh thân, cành và bộ rễ thông qua sự sinh trưởng của lộc hè và lộc thu. Lộc hè phát sinh sau khi cắt tỉa cành và bón phân. Lộc thu phát sinh trên cành lộc hè đã thành thục. 
1. Chăm sóc đợt lộc hè

- Sau khi bón phân thúc nảy lộc, bà con dùng phân bón lá loại giàu đạm (phân Đầu trâu MK 30-10-5, phân bón Growmore 30-10-10) phun ướt đẫm toàn bộ tán cây. Mục đích của đợt phun này là thúc các mầm ngủ sớm bật lộc để kịp thời vụ. 
- Khi lộc nhú 1 - 3cm, tiến hành phun phân bón lá đợt 2. Nếu đợt lộc này bị sâu bệnh phá hại, cây vải sẽ bị chột. Vì vậy, bà con có thể kết hợp với thuốc Bảo vệ thực vật để phòng sâu bệnh phá hoại. 
- Khi lộc dài 10 - 15cm, lá lộc đang xòe có màu đỏ hồng phun tiếp đợt phân bón lá thứ 3.
- Sau khi lộc hè thành thục (khoảng 50 ngày sau khi cắt tỉa cành) bà con cần tiến hành tỉa lộc để định hình tán mới cho mùa vải năm sau. 
+ Cách cắt tỉa: Nếu thấy lộc sinh trưởng mạnh để lại mỗi đầu cành hai cành lộc phân bổ về hai phía. Nếu lộc sinh trưởng yếu chỉ để lại một cành lộc khỏe nhất. Những cành lộc trong tán nếu thấy không cần thiết cần loại bỏ ngay để bảo đảm sự thông thoáng cho cây.
- Trước khi vườn cây chuẩn bị ra đợt lộc thu, nếu thấy cây nào yếu, có bộ lá xanh vàng cần tưới thêm đạm Ure pha loãng. Lượng phân đạm Ure cần cho 10m2 diện tích bóng tán khoảng 0,1 – 0,2kg.
2. Chăm sóc đợt lộc thu
Lộc thu của cây vải trồng ở khu vực tây Nguyên thường nảy sinh hai đợt. 
 - Đợt lộc thu thứ 1: Nảy sinh trong khoảng 25/07 - 10/8. Đây là đợt lộc có khả năng ra hoa nhiều nhất nên cần tập trung chăm sóc tốt. Khi mầm lộc nhú 2 - 5cm dùng phân bón lá kết hợp cùng thuốc Bảo vệ thực vật phun ướt đẫm hai mặt lá và thân cành. Phun lại lần thứ 2 sau lần thứ nhất từ 7 - 10 ngày. 
- Đợt lộc thu thứ 2: Nảy sinh trong khoảng 20/9 - 10/10. Bà con cần hạn chế cây vải nảy sinh đợt lộc thu thứ 2 để tạo thuận lợi cho việc xử lý vải ra hoa. Giai đoạn này nếu thấy cành lộc quá sung sức phải hãm khả năng bật lộc bằng Ethren 600ppm hoặc Ra Hoa Xanh 0,35%.
Ở giai đoạn này cần kiểm tra vườn vải thường xuyên nhằm phát hiện sớm sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời bảo vệ các mầm lộc và lá lộc.
Còn tiếp, mời bà con đón đọc Phần 5: Giai đoạn từ 01/10 đến 30/10

Cổng Nông Dân

Kỹ thuật chăm sóc vải thiều Tây Nguyên (Phần 1): Giai đoạn từ 20/12 đến 31/01

Kỹ thuật chăm sóc vải thiều Tây Nguyên (Phần 2): Giai đoạn từ 01/02 đến 20/04

Kỹ thuật chăm sóc vải thiều Tây Nguyên (Phần 3): Giai đoạn từ 01/5 đến 31/5
 


Xem thêm












Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng