CS-Kỹ thuật chăm sóc vải thiều Tây Nguyên (Phần 2): Giai đoạn từ 01/02 đến 20/04

2020-01-06 12:47:26

Đây là giai đoạn cây vải nở hoa và phát triển của quả.
Trong giai đoạn hoa vải nở rộ, bộ rễ bị ức chế nên hoạt động yếu khiến cây bị khủng hoảng dinh dưỡng trầm trọng. Do vậy phải cung cấp kịp thời và đầy đủ dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân vào đất và phun qua lá. Nếu cây vải được bón phân đầy đủ, tưới nước kịp thời và đúng cách, phòng trừ sâu bệnh chu đáo thì quả to, đẹp mã, ngọt thơm và bán được giá cao.

Thực hiện bao trái cho vải thiều nhằm hạn chế sâu bệnh

1. Bón phân
- Sau khi đậu quả 10 - 15 ngày: Bà con cần bón đạm cho cây. Lượng bón: 0,1 - 0,2kg đạm Ure cho 10m2 diện tích bóng tán. Rắc đều phân dưới tán rồi tưới đẫm nước để phân tan và ngấm đều vào vùng rễ hút cây vải. Sau 5 ngày tưới lại lần thứ 2.
- Sau khi bón đạm 15 - 20 ngày (lúc này quả vải to bằng ngón tay trỏ): Bón phân Kali đợt một để nuôi quả. Sau khi bón phân Kali đợt một 15 ngày bón tiếp Kali đợt hai. Lượng phân Kali bón trung bình mỗi đợt từ 0,1 - 0,2kg cho 10m2 diện tích bóng tán. Rải đều phân Kali vào trong tán rồi tưới nước đẫm để tan phân và ngấm đều vào vùng rễ hút cây vải. 
- Đối với những cây vải sai quả cần bón tăng cường thêm 1 đợt phân nữa trước khi thu hoạch 15 - 20 ngày. Lượng bón cho 10m2 diện tích bóng tán khoảng 0,1 - 0,15kg đạm Ure + 0,1 - 0,2kg Kali Clorua. Bà con rải đều phân dưới bóng tán rồi tưới nước đẫm để phân tan hết và ngấm đều vào đất. Sau 5 - 7 ngày tưới lại lần thứ 2.
2. Phun phân bón qua lá để dưỡng quả
- Sau khi tàn hoa từ 7 - 10 ngày bà con nên phun dung dịch 0,2 đạm Urê + 0,1% Sunfat Magie hoặc Tăng Đậu Hoa chống rụng quả non để giảm bớt rụng quả. Phun tối thiểu 2 lần cách nhau 7 - 10 ngày.
- Khi quả vải to bằng đầu đũa thì bà con phun HPC Trái lớn. Cứ 7 - 10 ngày phun một lần cho đến lúc cùi vải xuất hiện được 1/3 hạt thì ngừng.
- Khi cùi vải bao 1/2 hạt chuyển sang dùng HPC - Calci 20S để phun. Tần suất 7 - 10 ngày phun 1 lần cho đến trước khi thu hoạch 15 ngày thì ngừng.
- Nếu không có các loại phân bón lá nêu trên thì thay thế bằng V4. Nồng độ từ 0,4% - 0,5%.
3. Phòng trừ sâu bệnh
Trong giai đoạn này bà con cần chú ý những loại sâu bệnh hại sau: Bọ xít, Sâu đo, Sâu đục quả, sâu tơ, nhện lông nhung, dơi phá hại, bệnh thán thư, bệnh héo rũ, bệnh mốc sương. Tùy theo đối tượng sâu bệnh xuất hiện mà bà con sử dụng các loại thuốc hóa học để phòng trừ.
Việc sử dụng thuốc hóa học diệt trừ sâu bệnh kết hợp với các đợt phun phân qua lá rất hiệu quả.
Còn tiếp, mời bà con đón đọc Phần 3: Giai đoạn 21/04 đến 31/05.

Cổng Nông Dân

Kỹ thuật chăm sóc vải thiều Tây Nguyên (Phần 1): Giai đoạn từ 20/12 đến 31/01


Xem thêm












Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng