XL-Xử lý chất thải và khống chế mùi hôi trong chăn nuôi

2018-10-31 10:25:53

Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân. Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đang dần chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập chung theo hướng chăn nuôi công nghiệp công nghệ cao và vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi là vấn đề cấp thiết và là một bài toán khó cho chăn nuôi nói riêng và cho ngành nông nghiệp nói chung.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp cho rằng, nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do chăn nuôi nhỏ lẻ, không kiểm soát được chất xả thải ra môi trường. Thực tế trong chăn nuôi ở các quy mô như trang trai, gia trại hay nhỏ lẻ mặc dù có áp dụng biện pháp xử lý môi trường nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường ở nhiều mức độ cao thấp khác nhau do công tác quản lý môi trường cũng như việc áp dụng công nghệ chưa phù hợp, giá thành chi phí cho máy móc, công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi còn cao.

Bên cạnh đó, công tác quản lý môi trường chưa đáp ứng được với nhu cầu của thực tế sản xuất. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT hiện nay đều quá cao so với khả năng thực tế ứng dụng công nghệ xử lý môi trường hiện tại, dẫn đến hầu hết các trang trại đều không thể đáp ứng yêu cầu đặt ra do chưa có công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi hiệu quả.

Do vậy, áp dụng biện pháp xử lý môi trường của các trang trại còn mang tính đối phó do tâm lý ưu tiên phát triển kinh tế, giảm nhẹ yếu tố môi trường nên việc quản lý và xử lý môi trường chăn nuôi còn mang nặng tính hình thức.Dưới đây chúng tôi xin luận bàn ở góc độ khống chế mùi hôi bốc ra từ trang trại chăn nuôi.

Khống chế mùi hôi là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm đối với các nhà sản xuất chăn nuôi heo. Để phù hợp với cộng đồng và sự phát triển chăn nuôi heo bền vững thì người chăn nuôi cần biết những thông tin và chiến lược có liên quan đến việc khống chế mùi hôi trong trang trại.

Mùi, trước tiên là sự đáp ứng chủ quan. Con người thường phản ứng với mùi tùy theo thói quen và kinh nghiệm của họ về loại mùi vị đó nên trong cộng đồng sẽ giấy nên sự phàn nàn về mùi khi cường độ và tần số xuất hiện quá giới hạn cho phép.

Nguồn gốc mùi

Mùi từ các trang trại chăn nuôi bốc lên do phân của gia súc, gia cầm bị phân hủy. Mùi của chất thải còn tươi động vật mới thải ra thường ít gây khó chịu hơn khi phân đã trải qua sự phân hủy yếm khí hoặc tự hoại. Bản chất mùi do khẩu phần thức ăn, sự trao đổi chất của bản thân con vật cũng như môi trường mà nó xảy ra sự phân hủy. Sự phân hủy của phân không phải là nguồn gốc duy nhất của mùi những chất liệu thức ăn, thức ăn không tiêu hóa hết, phụ phẩm của chế biến thực phẩm cũng tạo nên mùi khó chịu.

Nguyên tắc khống chế mùi hôi

Việc khống chế mùi hôi tưởng như rất khó khăn vì mùi rất khó quản lý nhưng nguyên tắc hình thành và khống chế mùi hôi thì lại không hề phức tạp. Khi mùi hôi được phát hiện (1) phức hợp mùi phải được hình thành, (2) tỏa vào không khí, (3) chuyển về thụ thể tiếp nhận. Đây là 3 bước cơ bản để khống chế mùi, nếu 1 bước nào bị ức chế mùi sẽ mất do sự hình thành mùi là phức hợp sinh học, các bước làm giảm sự hình thành mùi nói chung là ức chế các hoạt tính sinh học.

Các nhóm phương pháp chính khống chế mùi sinh ra trong trang trại chăn nuôi như sau:

Một là, Giảm lượng khí có mùi sinh ra: phương pháp giảm thải tại nguồn.

Hai là, Tách khí có mùi ra khỏi môi trường: phương pháp hấp thu, hấp phụ, ngưng tụ, cô lập…

Ba là, Biến đổi thành khí khác không mùi hoặc ít mùi hơn: phương pháp sinh học, hóa học, trung hòa, thiêu đốt…

Bốn là, Làm giảm ảnh hưởng khó chịu của mùi: phương pháp pha loãng, che mùi,…

Phương pháp

Quá trình

Giảm nguồn thải

Giảm lượng khí ô nhiễm sinh ra       

Hấp thu

Thu giữ khí ô nhiễm bằng một chất lỏng hấp thu.

Hấp phụ

Thu giữ khí ô nhiễm bằng một chất rắn có khả năng hấp phụ.

Sinh học

Sử dụng vi sinh vật để oxy hóa khí ô nhiễm.

Hóa học

Oxy hóa các hợp chất có mùi thành khí ít mùi hoặc không mùi

Ngưng tụ

Làm lạnh các hơi có mùi.

Cô lập

Giữ không cho khí ô nhiễm thoát ra môi trường

Pha loãng

Làm loãng khí ô nhiễm đến dưới ngưỡng cảm nhận.

Thiêu đốt

Thiêu đốt các tác nhân gây mùi.

Che mùi

Dùng các chất có mùi thơm để che bớt mùi hôi.

 

Ngoài ra còn một số biện pháp giảm thiểu mùi hôi khác:

  • Thiết kế, Bố trí chuồng trại hợp lý
  • Quạt thông gió làm mát
  • Trồng cây xanh xung quanh
  • Chế phẩm EM để khử mùi hôi “Chế phẩm EM (Effective Microorganisms)có nghĩa là sử dụng vi sinh vật hữu hiệu”.
  •  Đậy kín mương thoát nước thải

Hình ảnh 1: Xử lý  chất thải bằng Biogas Phủ bạt (CIGAR) quy mô lớn trại Nguyễn Thanh Hường, Dầu Tiếng, Bình Dương

Hình ảnh 2: Xử lý chất thải bằng Biogas đối với trại quy mô nhỏ (Hố biogas tự xây và hố biogas bằng composite) 

Hình 3: Xử lý chất thải bằng máy tách ép phân  trại trần Minh Thảo, Bắc Tân Uyên, Bình Dương

Một số mô hình xử lý chất thải tham khảo của các trang trại trong nước và nước ngoài

Sơ đồ 1: Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi với quy mô hộ gia đình  việt Nam

Sơ đồ 2: Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi với quy mô vừa và lớn Việt Nam

Sơ đồ 3: Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi quy mô nhỏ Việt Nam

Sơ đồ 4: Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi với quy mô vừa và lớn tại Philippin

          Sơ đồ 5: Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi với quy mô vừa và lớn tại Thái Lan

Như vậy, hoạt động chăn nuôi của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở các quy mô khác nhau không đơn thuần chỉ dừng lại ở góc độ xử lý giảm thiểu mùi hôi mà cần có sự lựa chọn hoặc kết hợp các quy trình phù hợp để quản lý hiệu quả việc xử lý chất thải rắn, lỏng, khí từ chăn nuôi,nâng cao hiệu quả kinh tế đồng nghĩa với tăng năng suất, chất lượng, giảm dịch bệnh, an toàn thực phẩm, có nguồn phụ thu từ các sản phẩm sau xử lý chất thải và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái cho cộng đồng, tiến tới nền chăn nuôi hiệu quả,bền vững./.

Theo nhachannuoi.vn

 


Xem thêm







CB-Bệnh nấm phổi ở đà điểu

Bệnh nấm phổi trên đà điểu thường do nấm Aspergillus Fumigatus gây nên, gây chết hàng loạt, tỷ lệ chết có thể lên đến hơn 50%,ảnh hưởng rất lớn đến năng suất...


N-Kỹ thuật nuôi đà điểu con

Sau đây là tổng hợp kỹ thuật nuôi đà điểu con (đà điểu 0-3 tháng tuổi) do các nhà nghiên cứu, trực tiếp nghiên cứu ở các trang trại của Việt Nam.


N-Kỹ thuật nuôi đà điểu

Nuôi đà điểu con: Đây là giai đoạn rất quan trọng, quyết định đến kết quả nuôi tốt hay xấu ở các tháng sau.




Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng