SB-Tổng hợp một số bệnh trên cây lạc

2018-01-11 15:50:16

Cách phòng trị bệnh chết nhát trên cây lạc

Bệnh chết nhát trên cây lạc còn gọi là bệnh chết ẻo làm thiệt hại lớn đến năng suất và chất lượng vì làm giảm mật độ cây đậu được gieo trồng.

Bệnh do nhiều tác nhân: vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây bệnh héo xanh, nấm Aspergillus Niger gây bệnh héo rũ gốc mốc đen, nấm Sclerotium Rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng.

Triệu chứng

1. Bệnh do vi khuẩn: Cây đậu phộng có thể bị bệnh sớm hay khi cây đậu đã lớn, cho trái. Cây con khi nhiễm bệnh sẽ bị héo, mất nước và chết nhanh chóng. Cây trưởng thành ra hoa nhiễm bệnh trở nên mềm yếu và lá có màu xanh vàng nhạt, tuy nhiên lá vẫn dính vào thân cây và rủ xuống khi cây đậu bị chết.

2. Bệnh do nấm: Cây bị bệnh có triệu chứng héo rủ lá màu xanh hoặc hơi vàng, cổ rễ và đoạn thân ngầm bị bệnh có màu nâu, thối mục khô xác, nhổ cây dễ bị đứt gốc, quan sát thấy gốc rễ có những nấm mốc màu đen hay màu trắng bám xung quanh. Sau một thời gian cây bị chết.

Ngoài bệnh chết nhát kể trên, cây đậu phộng còn bị một loại bệnh nữa là bệnh thối trái, do một số nấm bệnh và vi khuẩn gây ra, làm trái có vết màu đen, nếu bị nặng mô vỏ trái bị phân rã và hạt bị mục nát. Hình dạng và màu sắc nơi bị thối khác biệt tùy theo loại vi sinh vật gây hại.

Biện pháp phòng trừ

Canh tác: Nên phòng ngừa bệnh tốt hơn là phun thuốc trừ khi bệnh đã xảy ra. Biện pháp tốt nhất là áp dụng phòng trừ tổng hợp: luân canh cây đậu với các loại cây trồng khác như cây lúa, bắp… Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai để bón lót cho đậu. Chọn đất trồng đậu dễ thoát nước như loại đất thịt pha cát. Cày bừa kỹ làm đất tơi xốp. Xử lý hạt trước khi gieo là biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Bón phân cân đối N, P, K. Trồng đậu trên đất thoát nước tốt. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai.

Hóa học: Xử lý hạt trước khi gieo là biện pháp phòng trừ hiệu quả rất cao mà nhiều nông dân các vùng trồng đậu đã áp dụng thành công. Trộn hạt đậu giống với các loại thuốc như: Hạt Vàng 50 WP liều lượng 100 gram cho 30kg đậu giống. Saizole 5 SC: liều lượng 100ml cho 30kg đậu giống. Khi cây đậu phộng ở giai đoạn 20- 40 ngày sau khi gieo, phun các loại thuốc sau: Mexyl MZ 72WP: 1.5 kg/ha + KNO3: 1,0kg/ha, Dipomate 80WP: 1,5 kg/ha + Multi-K.

Chú ý: Các loại thuốc trên hòa với nước và tưới đều lên hạt đậu giống trước khi đem gieo ra ruộng khoảng 1-2 giờ.

Thối mầm, thối thân

Tên khoa học: Rhizopus arrhizus

Triệu chứng gây hại của bệnh thối mầm, thối thân - Rhizopus arrhizus:

Biểu hiện khi mầm cây lạc bị nhiễm bệnh là mầm bị nhiễm bệnh có màu nâu đen, trên vết bệnh phủ lớp sợi nấm màu trắng hoặc vàng. Mầm bị thối rữa hoàn toàn nếu gặp điều kiện mưa nhiều hoặc ẩm thấp.

Bệnh phát sinh chủ yếu ở chỗ thân gắn mặt đất tạo thành vết màu nâu đen, mặt đất quanh vết bệnh có màng sợi nấm màu trắng. Chỗ giao cành với thân ở gần mặt đất cũng thường bị bệnh làm cành lạc héo rũ. Phấn lớn cây bệnh bị chết, một số cây không chết nhưng sinh trưởng kém, quả ít, nhỏ và lép. Tia quả (củ) cũng có thể bị nấm xâm nhập gây hại làm quả (củ lạc) phát triển kém hoặc bị thối. Nấm tồn tại trong đất ở dạng sợi và hạch tới trên 1 năm.

Bệnh thối thân do nấm Sclerotium rollfsii gây ra

Biện pháp phòng trị bệnh thối mầm, thối thân - Rhizopus arrhizus:

+ Phòng mầm bị thối bằng cách không gieo hạt quá sâu. Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ nấm Dithan-M, Carbenzim, Rovral.

+ Biện pháp phòng bệnh là thu dọn tàn dư cây trồng, cày lật đất sớm. Nhổ bỏ cây bị bệnh nặng. Có thể phòng bằng các thuốc Hexin, Monceren, Rovral... vào thân và gốc cây. Ruộng lạc bị bệnh nặng cần luân canh cây khác.

Rỉ sắt

Tên khoa học: Puccinla Arachidis.

Triệu chứng gây bệnh gỉ sắt trên cây lạc Puccinla Arachidis.:

Bệnh gỉ sắt Puccinla Arachidis.hại lạc (đậu phộng) và biện pháp phòng trị

Bệnh gây các vết đốm trên lá, màu vàng đỏ như sắt. Bệnh cũng hại như bệnh đốm lá. Đó là những bệnh thường thấy nhất trên các vùng sản suất lạc ở nước ta. Ngoài ra còn có các bệnh khác như thối tia, thối quả, tuyến trùng, các bệnh do virus gây ra (khảm lá, đậu lùn...) cũng thường gây tác hại trên ruộng lạc.

Tác nhân gây bệnh gỉ sắt trên cây lạc (đậu phộng)  Puccinla Arachidis.:

Do nấm Puccinla  Arachidis.

Biện pháp phòng trị bệnh gỉ sắt trên cây lạc (đậu phộng) Puccinla Arachidis.:

Dùng các thuốc trừ nấm phổ rộng như Al vil 5SC; Đacônil.

Bệnh đốm lá hại cây lạc

 Triệu chứng gây hại do nấm Cercospora arachidicola (đốm lá nâu)

Biểu hiện bệnh đốm nâu trên lá cây lạc

- Bệnh hại chủ yếu trên lá. Lá có các đốm tròn màu nâu nhạt, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ hoặc nâu sậm. Trên một lá có nhiều đốm bệnh làm lá mau biến vàng và rụng. Các lá phía dưới bị bệnh trước sau lan lên các lá phía trên.

 Triệu chứng gây hại do nấm Cercospora personata (đốm lá đen)

- Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá và thân cây lạc (đậu phộng). Vết bệnh lúc đầu là chấm nhỏ màu nâu, sau lớn lên màu nâu đen, thường thấy rõ ràng ở mặt dưới lá. Đốm bệnh hình tròn, trên vết bệnh già có những hạt nhỏ màu đen (các ổ bào tử) xếp thành các đường vòng đồng tâm, có viền trũng màu vàng nhạt quanh đốm bệnh.

- Trên một lá có nhiều vết bệnh, các đốm liên kết lại thành vết to. Lá vàng và rụng, cây lạc (đậu phộng) sinh trưởng kém. Bệnh phát sinh ở các lá bên dưới sau lan lên các lá phía trên.

 Điều kiện phát sinh, gây hại bệnh đốm lá trên cây họ đậu (lạc - đậu phộng, đậu tương...)

Bệnh có thể phát sinh sau khi cây lạc mọc được khoảng 20-30 ngày. Gặp điều kiện nóng, ẩm nhiệt độ không khí trên 20oC và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và lây lan. Bệnh phát sinh suốt vụ. nếu phát sinh sớm và nặng làm lá rụng nhiều, ảnh hưởng sinh trưởng và năng suất lạc.

 Biện pháp phòng trừ bệnh đốm lá trên cây họ đậu (lạc - đậu phộng, đậu tương...)

Biện pháp canh tác, kỹ thuật:

+ Loại bỏ tàn dư cây trồng sau thu hoạch, cày lật đất sớm.

+ Gieo trồng giống chống chịu bệnh.

+ Luân canh cây trồng.

Biện pháp hóa học:

Khi bệnh mới xuất hiện, phun thuốc trừ nấm

+ Polyram 80 DF, Manozeb 80 WP, Dithane xanh M 45 80 WP : 30 g/bình 8 lít

+ Opus 75 EC, Carbenda 50 SC, Bavisan 50 WP : 10-15 ml/bình 8 lít nước

+ Bright Co 5 SC: 20-30 ml/bình 8 lít

+ Folicur 250 EW, 250 WG, 430Se. ...

+ Sumi Eight 12.5 WP : 3-5 g/bình 8 lít

Bệnh lở cổ rễ, héo cây con trên cây lạc

Cây lạc bị bệnh lở cổ rễ, héo cây con Rhizoctonia solani

Cây lạc bị nhiễm bệnh: cổ rễ gần mặt đất có vết thâm, sau đó cổ rễ bị thối đen, teo lại, cây bị đổ ngã và héo chết. Cây lớn cũng có thể bị nấm xâm nhập vào rễ chính, sau đó lan sang các rễ phụ làm cả bộ rễ bị thối, cây sinh trưởng kém dần rồi héo chết.

Phòng trị bệnh lở cổ rễ, héo cây con Rhizoctonia bataticola trên cây trồng:

- Biện pháp kỹ thuật, canh tác:

+ Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước

+ Nhổ bỏ những cây bị bệnh. Đốt để tiêu diệt nguồn nấm bệnh.

+ Cày bừa kỹ, san mặt ruộng cho bằng phẳng để đất thoáng và không đọng nước.

+ Chỉ dùng hạt giống không bị bệnh

+ Luân canh cây trồng với cây khác họ để tiêu diệt nguồn bệnh, có hiệu quả khi luân canh với cây lúa nước.

+ Đối với cây họ bầu bí, dưa không dùng rơm rạ lúa bị bệnh đốm vằn tủ liếp trồng. Đốt rơm rạ trước khi trồng dưa.

+ Không dùng nước tưới từ mương lục bình

+ Chọn đất trồng phải cao ráo, dễ thoát nước; vườn ươm thoát nước tốt không có bóng râm. Đất vườn ươm phải xử lý trước khi gieo như đốt rơm rạ hoặc phủ nilon phơi nắng vài tuần, hoặc xử lý vôi.

+ Sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục, không bón nhiều đạm.

- Biện pháp hóa học:

+ Khi bệnh xuất hiện và phát triển có thể sử dụng các loại thuốc BVTV để phòng trị: Validacin, Bonanza,...

+ Phòng ngừa bằng các loại thuốc đặc hiệu như Amistar 250SC với các hoạt chất Hexaconazole, Difenoconazole…

- Phun  thuốc:  hoạt  chất  Azoxystrobin,  Validamycin  hay  hỗn  hợp  các  hoạt  chất (Mandipropamid + Chlorothalonil)… phun 7 - 10 ngày/lần.

- Đối với cây bông: Sau khi bông mọc, có thể phun thuốc từ 1 đến 2 lần bằng một trong các loại thuốc sau:

+ Monceren 250 SC, liều lượng 0,3 – 0,4 lít/ha

+ Monceren 70WP liều lượng 0,2kg/ha.

+ Validamicin 50 EC liều lượng 1,0 lítt/ha

Tổng hợp

 

Ý kiến bạn đọc ()
Võ văn ánh
07/04/2022 14:03

Cây lạc đến kỳ thu hoạch quả bị thối,nguyên nhân ,cách khắc phục

Trả lời

Trịnh Xuân A
22/02/2021 15:34

Xin được hỏi: Nông dân quê tôi trồng lạc trên chân đất cát ở vụ đông xuân (từ 15-25/12) khoảng 40 ngày sau gieo thường bị xoăn lá, buổi trưa thấy cây héo, sáng sớm và chiều mát thì xanh tươi. Cây lạc ít đẻ nhánh và ít ra hoa năng suất rất thấp (cây vẫn sống đến khi thu hoạch chứ không chết). Xin cho hỏi bệnh gì. Cán bộ chi cục BVTV tỉnh kiểm tra và nói bị bệnh héo xanh do vi rut không có thuốc trị. Nhưng tôi thấy có những thửa ruộng tự nhiên hết bệnh, có thửa lại bệnh nặng thu hoạch mất từ 70-80% sản lượng

Trả lời

Nguyễn ích Thắng
04/05/2020 04:59

Ruộng lạc nhà mình bị vàng lá và lùn xuống dần, nhổ lên thấy phần rễ cọc bị thối, cây chết từ từ ảnh hưởng đến năng suất lớn. Hướng dẫn cách phòng trị cho mình với. Cảm ơn nhiều

Trả lời

Bùi Thị xuyên
30/03/2020 13:06

Lạc nhà e bơm phân qua lá bón nhiều dam cây càng ngày càng vàng và do ra. Càng xấu có cách nào cứu cây k ạ

Trả lời

đặng thị thủy
02/03/2020 10:12

dạ cho em hỏi chuyên gia.. đậu phụng nhà em và các hộ lân cận nay đã được hơn 2 tháng, đã có trái nhưng vẫn còn non. nhưng hiện đã có rất nhiều cây các trái đậu có những đốm như bị mụn cóc dần dần dẫn đến thối quả.. lan rộng thối hết cả bộ phận trái đậu. vậy mình có cách nào khắc phục. mong các chuyên gia chỉ giúp để chữa trị cho đậu ạ. em cảm ơn!

Trả lời

Nguyên thi van
23/01/2020 06:03

Đau nha e dang ra hoa dot dau thi bi xoan la đọt thi bi s à

Trả lời

Cổng Nông Dân
29/06/2019 10:48

Chào anh Nguyễn Tấn Đạt!

Mời anh vào xem câu tư vấn, trả lời của chuyên gia trên Cổng Nông Dân, bằng cách kích vào đường dẫn sau: Khắc phục hiện tượng lạc đâm tia mà không tạo củ, tia không đâm xuống đất.

Nếu anh/chị muốn biết thêm các thông tin liên quan, xin mời vào mục Hỏi – Đáp trên cổng Nông dân (http://inongdan.vn/timkiem.html)

Trả lời

Nguyễn tấn đạt
26/06/2019 22:33

Lạc làng em bi bênh lạ đâm tia nhưng ko tạo củ . Tia không đâm xuống đất mà quay lên trời . Kể cả khi có củ cũng không tạo hạt. Bênh gây thiệt hại rất lớn cho năng suất .

Trả lời

Cổng Nông Dân
23/03/2019 18:32

Chào anh Nguyễn Trí Công!

Câu hỏi của anh đã được chuyên gia trả lời.

Anh vui lòng vào link sau để xem:Cách khắc phục cây lạc bị xoắn lá và lùn xuống, phần gốc to.

Trả lời

Nguyễn chí công
22/03/2019 11:12

Cây lạc nhà em lá bị xanh đen xoắn lá và lùn xuống, nho cây lên rễ nhiều nhưng phần gốc to hơn những ruộng ko bị, xin hỏi bị bệnh gì và cách phòng trừ

Trả lời

Nguyễn văn tuấn
04/03/2019 18:16

Lạc của tôi bị bệnh vàng lá và dày mướt như lá Chuối non trồng khoảng 30 ngày đến hiện tại là gần 50 ngày nhưng tôi trị vẫn không hết, nhờ quí Cty tư vấn giúp tôi với ạ, xin chân thành cảm ơn

Trả lời

Cổng Nông Dân
25/02/2019 14:19

Chào bạn Đỗ Thị Nhân!

Bạn mô tả chung chung nên rất khó chuẩn đoán được bệnh của cây lạc. Tuy nhiên có thể do  ruộng đậu phụng nhà chị có thể do chăm sóc không đúng kỹ thuật. Để lạc phát triển tốt bạn cần chứ ý những điều sau:

- Đất trồng lạc phải là đất pha cát.

- Chọn giống sạch bệnh, đều hạt để mộc đều là sinh trưởng tốt.

- Trồng lạc phải bón phân lân và vôi (không lân, không vôi thì thôi trồng lạc). Lượng vôi bón cho lạc khoảng 500 - 700 kg/ha.

- Khi cây chuẩn bi ra hoa, đâm tia cần xới xáo đất tơi xốp tạo điều kiện cho tia lạc đâm xuống đất tạo quả.

Nếu trên lá xuất hiện những đốm nâu, đốm đen thì cần sử dụng các loại thuốc sau: Opus 75 EC, Carbenda 50 SC, Bavisan 50 WP, Manozeb 80 WP phun để trừ bệnh. 

Trả lời

Đỗ thị nhân
24/02/2019 09:18

Cây đậu nhà tôi cứ ngay vùng đất đó năm nào cũng vậy cây đậu trỉa lên mọc còi cọc.sau đó cây lớn lên thân tím và ra hoa liên tục bị thúi tia hết k co trái.vậy nguyên nhân do đất bị sao cách xử lý

Trả lời

Cổng Nông Dân
14/02/2019 11:35

Chào anh Nguyễn Văn Phong!

Theo những mô tả của anh thì cây lạc có thể mắc bệnh héo xanh do nâm Pseudomonas solanacearum gây nên. Để khắc phục anh cần thực hiện như sau:

+ Nhổ bỏ cây bị bệnh gom lại đem đi đốt.

+ Tránh việc tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe, lưu ý khi tưới nước, tỉa cành, thu hái. * Biện pháp hóa học:

- Biện pháp hóa học: Bệnh do vi khuẩn gây ra dùng thuốc hóa học hiệu quả không cao. Cần phát hiện sớm dùng các loại thuốc như Kasuran 50 WP, Kanamin 47 WP… có thể hạn chế được bệnh.

Chúc anh thành công!

Trả lời

Nguyễn văn Phong
01/02/2019 13:28

Lạc tôi trồng nay đã hơn 30 ngày bị chết rất nhiều vậy có câch nào trj dứt không

Trả lời


Xem thêm







CS-Trồng lạc bằng che phủ nilon

Trồng lạc bằng che phủ nilon được ứng dụng trên cây lạc đã góp phần không nhỏ làm tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm,đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân.


SB-Một số loại sâu hại lạc

Dùng bẫy bả chua ngọt để bẫy bướm. Cách làm bẫy bả chua ngọt: Trộn hỗn hợp gồm 4 phần đường + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước...


TH-Thu hoạch và bảo quản Lạc làm giống

Lạc (đậu phộng) là cây lấy dầu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên để thu hoạch và bảo quản lạc giống tốt, đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cho vụ sau cần...


CS-Tổng hợp kỹ thuật trồng lạc

– Chọn ruộng đất cát pha, thịt nhẹ, chân đất trồng đậu tương hè, lúa mùa sớm hoặc chân mạ mùa để trồng lạc. Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại trước khi lên luống...



Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng