SB-Một số loại sâu hại lạc

2018-01-11 16:38:16

Sâu xám

Tập quán sinh sống và gây hại của sâu xám hại hoa màu - Agrotis ypsilon

Tuổi 2, ban ngày sâu ẩn nấp dưới mặt đất ngay dưới gốc cây, hoặc mặt dưới của lá, ban đêm chui lên ăn lá non hoặc gặm xung quanh thân cây non. Từ tuổi 3 - 4 trở đi sâu phá mạnh, cắn đứt ngang thân cây (làm cây bị khuyết hoặc bị cắn đứt) kéo xuống đất.

- Sâu thường xuất hiện vào giai đoạn cây con và gây hại trầm trọng nhất ở những vùng đất nhẹ, đất cát nơi sâu non có thể vùi mình dễ dàng. Sâu non có tính giả chết, khi bị đụng vào chúng cuộn lại, lăn ra giả chết. Sâu đẫy sức hoá nhộng trong đất. Chúng phát sinh ở thời tiết lạnh, ẩm độ cao.

-  Hoa màu đông xuân gieo sớm đầu tháng 10 - giữa tháng 10 bị hại nhẹ hơn so với gieo vào cuối tháng 10 - giữa tháng 11.

Biện pháp phòng trừ sâu xám hại cây trồng:

- Biện pháp canh tác, kỹ thuật:

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại trên ruộng và quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu.

+ Cày ải phơi đất 2 tuần trước khi trồng để diệt trứng và nhộng hoặc cho nước ngập vào ruộng, ngâm khoảng 1 ngày đêm sau đó tháo cạn, để ráo ruộng trước khi gieo trồng.

+ Luân canh cây trồng: Sau vài vụ trồng ngô, rau, đậu... thì luân canh 1 vụ lúa hoặc các loại rau ưa nước như rau muống, rau cần... để diệt nhộng đang sống trong đất và cắt đứt nguồn thức ăn phù hợp cho sâu.

- Biện pháp thủ công:

+ Đối với những ruộng nhỏ, khi mật độ sâu thấp có thể bắt sâu bằng tay vào buổi sáng sớm hay chiều tối bằng cách bới đất quanh gốc cây bị sâu cắn để bắt sâu.

- Biện pháp sinh học:

+ Hạn chế phun thuốc để bảo tồn thiên địch trên đồng ruộng như nhện, bọ rùa, ong ký sinh...

+ Dùng bẫy bả chua ngọt để bẫy bướm. Cách làm bẫy bả chua ngọt: Trộn hỗn hợp gồm 4 phần đường + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước. Cho vào trong bình đậy kín sau 3 - 4 ngày thì thêm vào 1% thuốc trừ sâu. Quấn giẻ hay bùi nhùi rơm rạ vào đầu gậy nhúng vào bả cắm trên bờ ruộng. Bướm trưởng thành sẽ bay vào ăn bả chua ngọt và bị chết. Cứ 2 - 3 ngày nhúng bả lại 1 lần.

- Biện pháp hóa học:

+ Xử lý đất trước khi gieo trồng bằng một số loại thuốc trừ sâu dạng bột như: Basudin 10G, Vibasu 10H, Furadan 3G, Regent 3G…

+ Dùng cám rang thơm trộn với thuốc Vibasu 10G để bẫy sâu. Trộn 2 kg cám với 0,5 kg thuốc, rải cho 1.000 m2 trước khi trời tối. Rải thuốc theo hàng hoặc hốc gần gốc cây.

+ Khi mật độ sâu cao, nên chọn các loại thuốc hỗn hợp có nhiều hoạt chất, nhiều tác dụng (tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp, thấm sâu) hoặc phối hợp 2-3 loại thuốc trừ sâu có tác dụng khác nhau để diệt trừ sâu xám cho hiệu quả cao. Có thể dùng thuốc đơn: Basudin 50EC; Shecpain 36EC; Gottoc 250EC hoặc phối hợp hai loại thuốc khác nhau: Diptere 80WP + Karate 2,5EC; Sevin 40% + Sherpa 25EC; Ganoi 95SP + Abamectin 36EC, Regent 800WG + Sokupi 0,36AS… Phun vào chiều tối, nên cho thêm 10ml chất bám dính hoặc 20-30ml dầu khoáng hoặc 5 giọt nước rửa chén vào mỗi bình 8-12lít để tăng khả năng bám thuốc vào cơ thể sâu, sâu chết nhanh, nhiều hơn.

+ Lựa chọn một số loại thuốc hoá học đặc hiệu như: Padan 95SP; Regent 800WP vv... Sử dụng theo hướng dẫn của từng loại thuốc.

+ Dùng luân phiên các thuốc có hoạt chất Emamectin, Lamda-Cypermethrin với hỗn hợp Chlorantraniliprole + Abamectin…

Sâu xanh da láng

Đặc điểm sinh sống và gây hại của sâu xanh da láng

Sâu non tuổi 1 tập trung gây hại xung quanh ổ trứng, đến cuối tuổi 1 sâu mới phát tán sang các lá khác. Khi lớn sâu phân tán dần. Sâu non tuổi 2 có tập quán nhả tơ buông mình khi có động. Ở tuổi 3 sâu cắn phá mạnh nhất, có thể cắn thủng lá làm lá bị gục héo.

Biện pháp phòng trị sâu xanh da láng Spodoptera exigua

Cũng áp dụng chiến lược tương tự như đối với sâu xanh:

Biện pháp canh tác, kỹ thuật

+ Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm ổ trứng và ngắt bỏ

+ Bắt sâu non bằng tay khi sâu còn nhỏ sống tập trung

+ Luân canh tỏi với lúa nước để diệt nhộng sâu trong đất

+ Cày ải diệt sâu, nhộng. Trồng mật độ thích hợp.

+ Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch

+ Bảo vệ các loài thiên địch của sâu hại như: ong, ruồi ký sinh bằng cách hạn chế sử dụng thuốc hoá học hoặc chỉ dùng khi mật độ sâu quá cao.

Sử dụng các chế phẩm nấm (như nấm lục cương, nấm bạch cương); Chế vi khuẩn BT để phun..

Các loại chế phẩm này nên phun thuốc vào các buổi chiều mát.

Biện pháp hóa học

Sử dụng thuốc hóa học: Chú ý khi sử dụng thuốc hoá học trừ sâu xanh da láng

Trong ngày nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

Khi điều tra sâu thấy sâu non mới nở hoặc còn nhỏ sống tập trung là thời điểm phun thuốc tốt nhất

Sâu non từ tuổi lớn có tính kháng thuốc mạnh vì vậy cần sử dụng luân phiên các loại thuốc, cụ thể:

Lần 1: Atabron 5EC

Lần 2: Cascade 5EC + Mimic 20F

Lần 3: Dipel 3.2WP + Cascade 5EC

Lần 4: Mimic 20F + SeNPV

Lần 5: Dipel 3.2 WP + SeNPV

Lưu ý một số điểm sau đây:

- Sâu gia tăng mật số nhanh hơn và kháng thuốc cũng mạnh hơn; nên chú ý kiểm tra kỹ khi cây đậu còn non để có thể bắt sâu hoặc ổ trứng, hay cần lắm thì phun thuốc ngăn chặn kịp thời không cho bộc phát mật số, nhất là trong vụ Xuân - Hè là mùa có mật số sâu cao nhất.

- Vào cuối vụ Xuân - Hè thì mật số của các lòai thiên địch thường tăng cao như nấm ký sinh, vi rút NPV, ong kén trắng... Do đó nên hạn chế sử dụng thuốc sâu vào lúc này để bảo vệ chúng.

Sâu khoang, sâu keo, sâu ăn tạp

Đặc điểm sinh học và gây hại của sâu khoang (sâu ăn tạp) (sâu ăn tạp - Spodoptera litura):

Sâu ăn tạp ăn phá nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng. Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nắp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm.

Thiên địch của sâu khoang (sâu ăn tạp - Spodoptera litura):

- Các loài ăn mồi: Bọ rùa, kiến, bọ xít ăn thịt, bọ cánh cứng.

- Ong kí sinh: Cotesia prodeniae, Telenomus remus.

- Vi khuẩn BT, virus nhân đa diện.

Biện pháp phòng trừ sâu khoang (sâu ăn tạp - Spodoptera litura):

- Biện pháp canh tác, kỹ thuật:

+ Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất, phơi và xử lý thuốc trừ sâu hoặc cho ruộng ngập nước 2-3 ngày để diệt nhộng, sâu non có trong đất.

+ Phải thường xuyên đi thăm ruộng để kịp thời phát hiện sâu, ngắt bỏ ổ trứng hoặc tiêu diệt sâu non mới nở khi chưa phân tán đi xa.

- Biện pháp sinh học:

+ Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch thường xuất hiện trên ruộng: Các loại thiên địch gồm 4 nhóm ký sinh sau: côn trùng ký sinh (Ong thuộc họ Braconidae và ruồi thuộc họ Tachinidae ), nấm ký sinh (Beauveria sp. và Nomurea sp. ), siêu vi khuẩn gây bệnh VPV, vi khuẩn và Microsporidia.

+ Ngài sâu khoang có khuynh hướng thích mùi chua ngọt và ánh sáng đèn, do đó có thể dùng bẫy bả chua ngọt để thu hút bướm khi chúng phát triển rộ. Bả chua ngọt gồm 4 phần giấm + 1 phần mật + 1 phần rượu + 1 phần nước. Sau đó đem bả mồi vào chậu rồi đặt ở ngoài ruộng vào buổi tối nơi thoáng gió có độ cao 1m so với mặt đất. Dùng bẫy pheromone để dự báo trước sự đẻ trứng của sâu ăn tạp. Hàng ngày theo dõi dự báo sự phát triển của sâu qua bẫy pheromone, thường xuyên ngắt bỏ ổ trứng và diệt ấu trùng trên những ruộng dẫn dụ.

+ Dùng hoa hướng dương hay các loài cây có thể dẫn dụ sâu ăn tạp trồng xung quanh ruộng canh tác để dễ dàng tiêu diệt.

+ Dùng sản phẩm sinh học có nguồn gốc nấm, vi khuẩn khi có những dấu hiệu cắn phá lá đầu tiên. Thông thường 10 ngày sau phải phun thuốc lại.

- Biện pháp hóa học:

Atabron được dùng làm nền phối hợp với các loại thuốc còn lại hoặc với các loại thuốc cúc tổng hợp sẽ cho hiệu quả phòng trị rất tốt. Sâu ăn tạp cũng rất dễ kháng thuốc, nên luân phiên nhiều loại thuốc để phun. Dùng các loại thuốc ít độc như nhóm Abamectin (Abamectin; Tập kỳ 1.8 EC Abatin 1.8 EC; Silsau 3.6 EC…); các loại chế phẩm vi sinh: thuốc có nguồn gốc từ Bt như V-BT; Biocin 8000 SC, Dipel 32 WP có nguồn gốc NPV như Vicin- S… hoặc thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem. Có thể dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp như Karate 2.5 EC, SecSaigon 5 EC… /.  các loại thuốc có hoạt chất Emamectin; Lufenuron hay hỗn hợp (Chlorantraniliprole + Abamectin)…

Rệp muội

Đặc điểm phát sinh, gây hại của rệp muội hại lạc

- Thời gian gây hại cây lạc từ tháng 3 sau chuyển sang phá rau vụ hè rồi cây lạc thu.

- Nhiệt độ thích hợp cho rệp muội phát sinh là 10-24oC. Lượng mưa và thời gian mưa kéo dài 7-8 ngày làm số lượng rệp giảm xuống nhanh chóng.

- Rệp muội tập trung trên lá non, ngọn, hoa, hút dịch cây làm cho thân, lá có màu đen. Do bị hút dịch, lá lạc thường cuốn lại, co hẹp không bình thường, hoa nhỏ ảnh hưởng tới sự nở hoa, thụ tinh làm sản lượng lạc bị giảm 30% hay nhiều hơn nữa.         

Biện pháp phòng trừ rệp muội hại lạc (đậu phộng), đậu tương:

- Dùng Fipronil 800 WG lượng 40g, trộn với 40-50kg đất bột hoặc Diazinon 10H lượng 3kg trộn với 7,5kg đất bột hoặc 1,5% Rơgo lượng 0,5kg trộn với 15kg đất bột, mỗi hecta dùng 750kg hỗn hợp trên.

- Dùng thuốc Padan 95SP, Regent 800WG theo liều lượng trên bao bì.

Sâu cuốn lá

Đặc điểm gây hại của sâu cuốn lá Hedylepta indicata Fabr hại cây họ đậu (đậu phộng, đậu tương...):

 

- Sâu non nhả tơ cuốn tròn lá nằm bên trong phá hại, ăn chất xanh còn trừ lại biểu bì, gây cho lá đậu co rụt khô chết

Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá Hedylepta indicata Fabr hại cây họ đậu (đậu phộng, đậu tương...):

- Luân canh đậu tương với lúa hoặc các cây họ hoa thảo, bông v..v.. có tác dụng hạn chế sâu hại rõ rệt. Bảo vệ và tăng cường hoạt động của thiên dịch bằng cách cách trồng xen đậu tương với cây trồng khác. thời kỳ sâu thường gây hại nặng là đậu từ 3 – 4 là kép đến quả non, khi cần thiết dùng các loại thuốc có hiệu quả diệt sâu cao như Bulldock 25 EC (Beta - Cyflutlirin) 0,8 – 1 lít/ha, Forvin 85 WP (Carbaryl) 0,75 – 1 kg/ha, Karate 25 EC (Lambda – Cyhalothrin) 0,3 – 0,5 lít/ha; Baythroid 50 EC. 5 SL (Cyfluthrin) 0,6 – 0,8 lít/ha.

Sâu cuốn lá đầu đen

Triệu chứng gây hại của sâu cuốn lá đầu đen hại cây lạc Sâu cuốn lá lạc gặm ăn hết biểu bì để lại lá non màu trắng, nếu mật độ cao làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lạc.

Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá đầu đen hại cây lạc

+ Tổ chức bắt bằng thủ công.

+ Sử dụng thuốc hoá học như: Match 50ND, Sherpa 25 EC… Theo liều khuyến cáo.

Biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với sâu hại lạc

- Trồng lạc đúng quy trình kỹ thuật tạo điều kiện cho lạc sinh trưởng, phát triển tốt.

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chú ý ngay từ lúc mới gieo, phát hiện kịp thời sâu xám, sâu khoang… nếu có mật độ cao nên tổ chức bắt sâu vào sáng sớm hoặc chiều tối là biện pháp quan trọng và cho hiệu quả cao.

- Xử lý bằng thuốc Basudin 10H.

- Thời kỳ lạc ra hoa bói trở đi nếu có mật độ sâu khoang, sâu xanh, cuốn lá cao (sâu tuổi lớn) nên tổ chức bắt sâu bằng thủ công vì dùng thuốc ít hiệu quả. Trong trường hợp dùng thuốc thì phải xử lý lúc sâu mới nở tuổi 1-3.

Tổng hợp


Xem thêm







CS-Trồng lạc bằng che phủ nilon

Trồng lạc bằng che phủ nilon được ứng dụng trên cây lạc đã góp phần không nhỏ làm tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm,đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân.



TH-Thu hoạch và bảo quản Lạc làm giống

Lạc (đậu phộng) là cây lấy dầu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên để thu hoạch và bảo quản lạc giống tốt, đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cho vụ sau cần...


CS-Tổng hợp kỹ thuật trồng lạc

– Chọn ruộng đất cát pha, thịt nhẹ, chân đất trồng đậu tương hè, lúa mùa sớm hoặc chân mạ mùa để trồng lạc. Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại trước khi lên luống...



Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng