CS-Làm gì để vụ vải thiều 2019 cho năng suất cao ?

2019-04-11 10:01:46

Thời tiết mùa đông 2018 - 2019 ấm hơn mọi năm đã khiến vải thiều tại các vựa lớn như Bắc Giang, Hải Dương có tỉ lệ ra hoa thấp. Để bù đắp lại một phần thiệt hại, bà con cần chăm sóc tốt diện tích vải ra quả nhằm đảm bảo năng suất và nâng cao chất lượng. Các biện pháp kỹ thuật cần áp dụng như sau:
1. Chăm sóc: 
Hiện nay, các vườn vải ở miền Bắc đang trong giai đoạn tập trung dinh dưỡng để nuôi quả. Vì vậy, bà con cần chú ý bón phân, tưới nước hợp lý nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quả vải.
a. Bón phân
- Đợt 1: Bón sau khi vải đậu quả được 10 - 15 ngày.
Lượng bón: 0,1 - 0,2kg ure + 0,2 - 0,3kg kali bón cho 10 m2 tán.
- Đợt 2: Khi quả đã tạo cùi được 1/3 hạt thì tiến hành bón thúc quả, giúp quả phát triển nhanh, chống rụng quả. 
Lượng bón: 0,15kg ure + 0,2 - 0,4kg kali bón cho 10 m2 tán.
- Đợt 3: Chỉ bón cho những cây sai quả hoặc cây già, yếu. Bón trước khi thu quả khoảng 15 ngày.
Lượng phân bón: 0,15 kg ure + 0,1 - 0,2 kg kali/10m2 tán.
Lưu ý: Lượng phân bón trên tùy theo mức độ sai quả, loại đất và tình trạng phát triển của cây. 
b. Tưới nước
Trong giai đoạn này cây cần đủ ẩm để phát triển quả. Vì vậy, khi thời tiết nắng hạn kéo dài cần tiến hành tưới nước. Nên tưới nhẹ, tưới đều xung quanh gốc dưới tán cây. Tránh tưới phun trên tán và tưới đẫm ngay sẽ gây hiện tượng sốc  nước, nứt quả và lây lan mầm bệnh
2. Phòng trừ sâu bệnh
 Cần định kỳ 3 - 5 ngày kiểm tra vườn để phát hiện sâu bệnh sớm, từ đó có kế hoạch phòng trừ kịp thời đúng lúc, đúng thời điểm. Tập trung phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại chính sau đây:
- Bọ xít xanh, bọ xít vai nhọn: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính nội hấp và tiếp xúc cao như Selecron 500 ND, Regent 800WG, Fastac 5 EC.
- Sâu đục cuống: Thời điểm phun thuốc thích hợp nhất là khi hạt vải chuyển từ màu xanh sang nâu, hoặc trước khi thu hoạch vải 1 tháng. Dùng thuốc Regent 0,05%  phun vào cuối tháng 5 và trước thu hoạch 20 ngày.
- Bệnh thán thư: Bệnh thán thư thường xuất hiện vào cuối tháng 4 và phát triển mạnh từ giữa tháng 5 khi thời tiết nóng ẩm có mưa rào. Để trị bệnh thán thư bà con dùng một trong các loại thuốc sau để phun: Score 250EC 0,05%, Oxiclorua đồng 0,3%, Bavistin 0,1%, Boóc-đô 1%.
- Bệnh sương mai: Gây hại nhiều nhất ở giai đoạn quả chín. Khi phát hiện cây bị bệnh cần dùng thuốc Ridomil Gold 68 WP hoặc Ridomil MZ 72 WP. Nếu bệnh nặng cần phun 2 lần cách nhau 7 ngày. 
Lưu ý: 
- Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo liều lượng và thời gian cách ly theo khuyến cáo trên bao bì. 
- Nên phun thuốc vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tránh hiện tượng cháy quả sau khi  phun.

Theo Cổng Nông Dân

Ý kiến bạn đọc ()
Cổng Nông Dân
30/04/2019 23:45

Chào chị Lô Thị Hằng!

Câu hỏi của chị đã được trả lời.

Chị vui lòng vào link sau để xem: Cách khắc phục cây vải đang khô héo, tưới nước vào thì bị rụng quả

Trả lời

Lô Thị Hằng
24/04/2019 05:03

Tôi ở Nghệ An, mấy hôm nay nắng nóng, tôi thấy cây vải héo lá nên tưới nước đẫm thì đến mai quả rụng nhiều. Xin hỏi tại sao

Trả lời


Xem thêm

CS-Chăm sóc vải thiều sau thu hoạch

Vụ vải thiều năm 2022 thu hoạch muộn hơn so với năm 2021 từ 15-20 ngày. Để tạo điều kiện cho cây phục hồi nhanh và phát triển thân cành tốt, bảo đảm..









CS-Khắc phục lộc đông trên cây vải

Qua chính tiết Tiểu hàn (6/1), lộc đông trên cây vải còn non và dầy đặc, phủ kín tán cây. Nguyên nhân do vụ đông có nhiều nắng ấm, tiết Tiểu hàn lại không có rét...




Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng