CS-Kỹ thuật chăm sóc vải thiều Tây Nguyên (Phần 5): Giai đoạn từ 01/10 đến 30/10

2020-02-14 08:17:32

Đây là thời kỳ nghỉ ngắn của cây vải thiều. Thời kỳ này, cây tiếp tục tích lũy chất dinh dưỡng để bước sang giai đoạn phân hóa mầm hoa. Vì vậy, cần phải tác động tới đỉnh sinh trưởng, thân cành hoặc bộ rễ để cây không nảy lộc. Bà con có thể áp dụng một số biện pháp sau:
1. Biện pháp sử dụng hóa chất

- Sử dụng một số hóa chất sau để buộc đỉnh sinh trưởng ngừng phát triển: Ethren 600ppm hoặc Ra Hoa Xanh nồng độ 0.3% -0.35%. Bà con phun định kỳ 7-10 ngày một lần lên tán cây để ức chế mầm lộc phát triển.

Vườn vải đang phát lộc non

2. Biên pháp cơ học
a. Xử lý bộ rễ

 Mục đích của biện pháp xử lý bộ rễ (chặt rễ) là làm đứt bộ rễ tơ ngoài cùng để hạn chế khả năng hút dinh dưỡng và nước từ đất. Ngoài ra việc chặt rễ còn có vai trò trẻ hóa bộ rễ cho năm sau, giúp quả phát triển đồng đều.
Cách thực hiện: 
+ Xới đất xung quanh rễ, theo hình chiếu tán của cây với độ sâu 20-25cm, rộng 30-35cm (hoặc dùng cày máy, cày sâu 35-45cm làm cho lớp rễ hút ngang đứt hẳn). 
- Để ngăn chặn nấm bệnh xâm hại bộ rễ, bà con có thể sử dụng Proplant hoặc Nano đồng tưới vào phần rễ vừa bị đứt.
+ Phơi rãnh một thời gian cho đến khi tán lá chuyển sang màu xanh hơi vàng, cây khằn lại thì bón thêm phân hữu cơ hoai mục rồi lấp đất lại.
b. Khoanh vỏ
 Mục đích chính của khoanh vỏ là ngăn chặn “tạm thời” khả năng vận chuyển dinh dưỡng từ bộ rễ lên các bộ phận trên mặt đất qua đó hạn chế quá trình phát sinh, phát triển lộc. Biện pháp khoanh vỏ chỉ áp dụng cho những cây từ 6 năm tuổi trở lên, sinh trưởng tốt, lá đã chuyển sang màu xanh sẫm. Không khoanh ở những cây cằn cỗi.
Cách thực hiện: 
+ Dùng dao sắc khoanh đường xoắn từ 1 đến 3 vòng tròn/cành (tùy sức sinh trưởng của cây), vòng nọ cách vòng kia 1,5-2cm, vết khoanh vừa chạm đến gỗ. 
+ Bớt lại 10-15% số cành không khoanh để có đủ nhựa nuôi bộ rễ. 
+ Sau khi khoanh cần xử lý vết khoanh bằng thuốc trừ nấm bệnh, vi khuẩn như Boóc-đô, Oxyclorua đồng, Ridomil.
Còn tiếp, mời bà con đón đọc Phần 6: Giai đoạn từ 01/11 đến 20/12

Cổng Nông Dân

Kỹ thuật chăm sóc vải thiều Tây Nguyên (Phần 1): Giai đoạn từ 20/12 đến 31/01

Kỹ thuật chăm sóc vải thiều Tây Nguyên (Phần 2): Giai đoạn từ 01/02 đến 20/04

Kỹ thuật chăm sóc vải thiều Tây Nguyên (Phần 3): Giai đoạn từ 01/5 đến 31/5

Kỹ thuật chăm sóc vải thiều Tây Nguyên (Phần 4): Giai đoạn từ 01/6 đến 30/9

Ý kiến bạn đọc ()
Vũ Hải
14/02/2020 22:24

Cho mình xin số đt chuyên gia để gọi hỏi

Trả lời


Xem thêm

CS-Chăm sóc vải thiều sau thu hoạch

Vụ vải thiều năm 2022 thu hoạch muộn hơn so với năm 2021 từ 15-20 ngày. Để tạo điều kiện cho cây phục hồi nhanh và phát triển thân cành tốt, bảo đảm..









CS-Khắc phục lộc đông trên cây vải

Qua chính tiết Tiểu hàn (6/1), lộc đông trên cây vải còn non và dầy đặc, phủ kín tán cây. Nguyên nhân do vụ đông có nhiều nắng ấm, tiết Tiểu hàn lại không có rét...




Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng