Lệ phí cấp cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại là bao nhiêu?

2023-08-26 10:32:43

Hiện nay, đang có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp bắt tay vào quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi. Để sản xuất được thức ăn chăn nuôi thì theo quy định của Luật chăn nuôi phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vậy lệ phí cấp cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại là bao nhiêu?

1. Lệ phí cấp cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Mục B phần II thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực chăn nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 2732/QĐ-BNN-CN năm 2022 như sau:

Phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng:

- Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (trường hợp phải đánh giá điều kiện thực tế): 5.700.000 đồng/01 cơ sở/lần

- Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (trường hợp không đánh giá điều kiện thực tế): 1.600.000 đồng/01 cơ sở/lần

- Thẩm định đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: 4.300.000 đồng/01 cơ sở/lần (Biểu mức thu phí trong chăn nuôi kèm theo Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong chăn nuôi). ...

Như vậy, để thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, tổ chức, cá nhân phải nộp các chi phí thẩm định cấp giấy phép như sau:

- Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (trường hợp phải đánh giá điều kiện thực tế): 5.700.000 đồng/01 cơ sở/lần

- Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (trường hợp không đánh giá điều kiện thực tế): 1.600.000 đồng/01 cơ sở/lần

- Thẩm định đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: 4.300.000 đồng/01 cơ sở/lần (Biểu mức thu phí trong chăn nuôi kèm theo Thông tư 24/2021/TT-BTC).

2. Những thuận lợi và khó khăn khi sản xuất thức ăn chăn nuôi tự nhiên
Lợi ích trong việc tự sản xuất thức ăn chăn nuôi:

- Tiết kiệm chi phí: Chế độ thức ăn chăn nuôi tự sản xuất sẽ giúp tiết kiệm chi phí tiết kiệm hơn so với việc mua thức ăn từ các cửa hàng hoặc nhà máy sản xuất.  Có thể sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong khu vực của mình để sản xuất thức ăn chăn nuôi, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và giảm chi phí ban đầu.

- Bảo đảm chất lượng: Tự sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ giúp kiểm soát thức ăn chăn nuôi có chất lượng, đảm bảo mức độ an toàn thực phẩm và đáp ứng các yêu cầu về dinh dưỡng cho từng loại vật nuôi.  Có thể sử dụng các nguyên liệu tươi sạch và địa phương, tránh sử dụng các chất quản lý và hóa chất độc hại trong thức ăn, giúp động vật của bạn được nuôi dưỡng với thực phẩm chất lượng cao.

- Kiểm tra giám sát dinh dưỡng: Sản xuất thức ăn chăn nuôi cho phép kiểm tra xem có thành phần dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi, đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho từng loại động vật. Có thể điều chỉnh các thành phần dinh dưỡng và lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của động vật, giúp nâng cao sức khỏe và hiệu quả của chúng. chăn nuôi bằng thức ăn hữu cơ Tầm quan trọng của thức ăn chăn nuôi tới vật nuôi hữu cơ

- Bảo vệ môi trường: Tự sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ giúp giảm thiểu tác động của sản xuất thức ăn chăn nuôi đến môi trường. Có thể sử dụng các nguyên liệu địa phương và giảm thiểu khí thải và nước thải trong quá trình sản xuất.

Tóm lại, việc sản xuất tự nhiên thức ăn chăn nuôi không chỉ giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu vật liệu chi phí mà còn đảm bảo chất lượng thức ăn chăn nuôi và đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi. Ngoài ra, việc sản xuất thức ăn chăn nuôi còn giúp bảo vệ môi trường.

Những khó khăn trong công việc tự sản xuất thức ăn chăn nuôi:

- Chi phí đầu tư ban đầu: Việc tự sản xuất thức ăn chăn nuôi đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, kiến ​​thức và tài chính để bắt đầu. Cần đầu tư vào các công cụ, máy móc, vật liệu và đai đất để bắt đầu sản xuất thức ăn và chăn nuôi.

- Rủi ro về sức khỏe động vật: Khi tự sản xuất thức ăn cho động vật,  phải đảm bảo rằng thức ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và không có chất độc hại. Nếu không, vật chất của bạn có thể mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp hoặc các bệnh nhiễm trùng.

- Tốn thời gian và công sức: Sản xuất thức ăn chăn nuôi yêu cầu nhiều thời gian và công sức, từ việc lựa chọn nguyên liệu, vận hành máy móc, khuân vác, quản lý chất lượng thành phẩm… Nếu không quản lý tốt thời gian và công sức, có thể không có đủ thời gian để hoàn thành các công việc khác.

- Không chắc chắn nguồn gốc cung cấp ổn định: Khi tự sản xuất thức ăn chăn nuôi, bạn phải đối mặt với các yếu tố khó lường như thời tiết, bệnh tật và chất lượng cây trồng. Điều này có thể dẫn đến sự gián đoạn trong nguồn cung cấp thức ăn và gây khó khăn trong việc duy trì các hoạt động chăn nuôi.

- Đầu ra cho sản phẩm hữu cơ: Nếu như nuôi vật nuôi theo hướng hữu cơ thì bạn cùng nên chủ động được nguồn cung cho vật nuôi hữu cơ. Nếu không sẽ phải thu hoạch với mức giá giống như vật nuôi theo hướng công nghiệp. Như vậy hoàn toàn thiệt thòi cho cho người chăn nuôi bởi vì thời gian nuôi khi sử dụng thức ăn tự nhiên có thể phải dài hơn so với thức ăn tổng hợp công nghiệp.

3. Giải pháp tăng cường nguồn lực cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi
Ngành thức ăn chăn nuôi (TACN) của nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Trong khi lượng tiêu thụ và sản lượng thức ăn chăn nuôi toàn cầu được dự báo không ngừng tăng và thách thức của ngành chăn nuôi ở mỗi khu vực và vật nuôi luôn khác nhau. Do vậy, theo khuyến cáo từ các chuyên gia kinh tế trong ngành TACN, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến TACN cần phải nắm được các xu hướng mới của thị trường, đồng thời từng bước tăng cường năng lực sản xuất cũng như có những giải pháp phù hợp về chính sách để vượt qua thách thức, duy trì tăng trưởng để phát triển trong thời gian tới.

Để sản phẩm thức ăn chăn nuôi giữ vững thị trường nội địa cần phải có sự chỉ đạo trong xây dựng kế hoạch, quy hoạch và chính sách đối với ngành công nghiệp chế biến TACN, để hàng hoá sản xuất ra phục vụ ngay trong vùng và tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, đồng thời giảm chi phí vận chuyển thức ăn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi. Mặt khác, phải có chính sách khuyến khích phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam theo hướng hệ thống khép kín, hiện đại và hiệu quả.

Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa sự độc quyền của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên thị trường TACN, tạo ra sự cạnh tranh về giá. Nhiều chuyên gia khuyến cáo Nhà nước cần có quy hoạch cho vùng nguyên liệu, đồng thời có những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước vay vốn đầu tư tạo vùng nguyên liệu, từ đó, thu hút ngày càng nhiều hơn các doanh nghiệp trong nước vào đầu tư, nghiên cứu, sản xuất TACN. Cùng với đó, có những định hướng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đào tạo kỹ thuật, nghiên cứu sản xuất để các doanh nghiệp trong nước có đủ nhân lực đáp ứng được nhu cầu phát triển của Ngành và cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài có thể tràn vào Việt Nam.

Về phía các doanh nghiệp sản xuất TACN trong nước, cần chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất và chiến lược phát triển thị trường hợp lý để chủ động nguồn nguyên liệu. Chủ động khai thác tối đa nguồn nguyên liệu giàu đạm, đầu tư nghiên cứu công nghệ sản xuất hoá dược, khoáng, vi lượng, vi sinh, enzyme, công nghệ sinh học tạo nguồn nguyên liệu thức ăn bổ sung trong nước.

Ðể giảm khối lượng nhập khẩu và giá thành sản xuất TACN, thời gian tới các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện các giải pháp thích hợp nhằm bình ổn thị trường TACN, đồng thời tiếp tục có biện pháp sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến, giảm bớt cơ sở sản xuất TACN thiếu hiệu quả. Có các biện pháp quản lý TACN bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn; tăng cường công tác quản lý điều kiện sản xuất, kinh doanh và hậu kiểm chất lượng sản phẩm. Có cơ chế quản lý việc cân đối sản lượng TACN trong nước với tốc độ phát triển của đàn gia súc, gia cầm. Nghiên cứu, đẩy nhanh sản xuất thức ăn cho đàn gia súc bằng việc quy hoạch vùng trồng cỏ, sử dụng sản phẩm từ trồng trọt; chế biến thức ăn bổ sung nâng cao…

Theo luatminhkhue.vn, ngày 25/08/2023


Xem thêm