Đề xuất đưa phân bón và vật tư nông nghiệp vào diện chịu thuế VAT

2023-12-14 07:41:57

Việc áp dụng thuế, kể cả ở mức thấp có thể tạo ra cơ chế khấu trừ, hoàn thuế đối nhưng cũng có thể tăng giá đầu vào của nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến nông dân.

Nhóm vật tư nông nghiệp là một trong những ngành nghề quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam và không ngừng phát triển trong nhiều năm qua, đó là các sản phẩm đầu vào của sản xuất nông nghiệp, bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý, cải tạo môi trường trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Trong đó, phân bón là loại vật tư nông nghiệp quan trọng số 1 đối với sản xuất nông nghiệp, bởi chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành của trồng trọt, trong khi ngành trồng trọt hiện đang chiếm từ 64-68% trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp.

Theo số liệu của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2023 cả nước xuất khẩu 942.576 tấn phân bón các loại, tương đương 391,05 triệu USD; giảm 15% về khối lượng, giảm 45,8% về kim ngạch và giảm 36,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, chiếm trên 36% tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là thị trường Malaysia và Hàn Quốc.

Nhằm nghiên cứu, tổng hợp phân tích, tuyên truyền thúc đẩy việc sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 theo hướng chuyển ngành phân bón và vật tư nông nghiệp từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất hợp lý để khấu trừ thuế các nguyên vật liệu đầu vào và tăng thuế xuất khẩu ngành phân bón và vật tư nông nghiệp; đồng thời đề xuất các giải pháp, hoàn thiện chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức Hội thảo: “Vai trò của chính sách thuế trong sự phát triển của thị trường vật tư nông nghiệp Việt Nam” vào lúc 08h00-12h00 ngày 07 tháng 12 năm 2023 tại Hội trường tầng 3, Tòa nhà 35 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chương trình hân hạnh có sự đồng hành của Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí – CTCP (Nhãn hàng NPK Phú Mỹ – Kali Phú Mỹ).

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Quang Hiếu

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thùy Dương, Viện Ngân hàng Tài chính (Đại học Kinh tế Quốc dân), Việt Nam nhập khẩu tương đối nhiều phân bón từ nước ngoài. Các nước này phần lớn đưa phân bón vào diện chịu thuế GTGT. Mặt hàng này khi nhập khẩu vào Việt Nam lại không phải chịu thuế GTGT tại khâu nhập khẩu nên doanh nghiệp nước ngoài có điều kiện hạ giá bán với sản phẩm nhập khẩu và cạnh tranh không công bằng với phân bón sản xuất tại thị trường Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Thị Thùy Dương, Viện Ngân hàng Tài chính (Đại học Kinh tế Quốc dân) phát biểu. Ảnh: Quang Hiếu

Cùng với đó, Nhà nước mất nguồn thu ngân sách do không thu được thuế GTGT ở khâu nhập khẩu với phân bón trong khi thuế nhập khẩu thì vốn rất thấp hoặc đã được đưa về mức 0%.

“Trước thực tiễn đó, điều quan trọng là phải phát triển một chiến lược rõ ràng cho lĩnh vực này. Với các mặt hàng vật tư nông nghiệp là phân bón và thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản nên có sự đối xử về thuế khác nhau. Đối với phân bón nên đưa vào đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5%”, PGS.TS Nguyễn Thị Thùy Dương đề xuất.

Đề xuất này được nhiều diễn giả tham gia hội thảo tán thành, như ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính; ông Nguyễn Việt Anh, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Manabox Việt Nam; PGS.TS Lý Phương Duyên, Giảng viên cao cấp Khoa Thuế – Hải quan, Học viện Tài chính…

Đặc biệt, PGS.TS Lý Phương Duyên lưu ý, khi đưa phân bón vào diện chịu thuế GTGT với thuế suất 5%, cần lưu ý sửa đổi các quy định về hoàn thuế GTGT cho đồng bộ, tránh tình trạng có doanh nghiệp nộp thuế “âm” qua nhiều năm nhưng không được hoàn thuế do không thuộc diện được hoàn thuế.

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khi đưa phân bón vào diện chịu thuế GTGT, các nhà sản xuất trong nước được phép khấu trừ thuế GTGT này trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa. Qua đó, giiúp nhà sản xuất chuyển hướng đầu tư công nghệ mới, điều tiết giá thành, quản lý về chất lượng, thương hiệu, các sản phẩm khi đưa ra thị trường.

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huỳnh Tấn Đạt phát biểu. Ảnh: Quang Hiếu

Tuy nhiên, việc áp dụng cần mang tính chất phù hợp từng giai đoạn, từng thời kỳ để không ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Ông khuyến cáo các đơn vị sản xuất phân bón cần chủ động rà soát toàn bộ quy trình, chi phí sản xuất phù hợp chính sách thuế mới.

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ xây dựng quy trình thanh, kiểm tra để quản lý tốt giá phân bón, quản lý tốt tình trạng tích trữ các sản phẩm vật tư để tăng giá. Tăng cường kiểm tra, giám sát đơn vị kinh doanh buôn bán chống hàng giả, nhái thương hiệu, bảo vệ nhà sản xuất chân chính. Ngoài ra, có các giải pháp về mặt kỹ thuật, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, tận dụng phế phụ phẩm trong nước để bớt chịu ảnh hưởng phân bón nhập khẩu, tránh ảnh hưởng môi trường đất, sinh thái….

Chủ nhiệm Bộ môn Thuế – Tài Chính công (Học viện Ngân hàng), TS. Bùi Thị Mến phát biểu. Ảnh: Quang Hiếu

Bên cạnh đó, TS. Bùi Thị Mến, Chủ nhiệm Bộ môn Thuế – Tài Chính công (Học viện Ngân hàng), cho rằng, đề xuất áp thuế GTGT đối với một số vật tư nông nghiệp thay vì không chịu thuế như hiện nay cần được xem xét toàn diện ở các mặt. Lý do là việc áp dụng thuế (kể cả ở mức thấp) có thể tạo ra cơ chế khấu trừ, hoàn thuế đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật v.v.) nhưng cũng có có thể ảnh hưởng tăng giá đầu vào của nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến nông dân, nông trại và các hợp tác xã nông nghiệp.

Nhóm vật tư nông nghiệp là một trong những ngành nghề quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam và không ngừng phát triển trong nhiều năm qua, đó là các sản phẩm đầu vào của sản xuất nông nghiệp, bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý, cải tạo môi trường trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Trong đó, phân bón là loại vật tư nông nghiệp quan trọng số 1 đối với sản xuất nông nghiệp, bởi chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành của trồng trọt, trong khi ngành trồng trọt hiện đang chiếm từ 64-68% trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. Theo số liệu của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2023 cả nước xuất khẩu 942.576 tấn phân bón các loại, tương đương 391,05 triệu USD; giảm 15% về khối lượng, giảm 45,8% về kim ngạch và giảm 36,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, chiếm trên 36% tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là thị trường Malaysia và Hàn Quốc.

Nhằm nghiên cứu, tổng hợp phân tích, tuyên truyền thúc đẩy việc sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 theo hướng chuyển ngành phân bón và vật tư nông nghiệp từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất hợp lý để khấu trừ thuế các nguyên vật liệu đầu vào và tăng thuế xuất khẩu ngành phân bón và vật tư nông nghiệp; đồng thời đề xuất các giải pháp, hoàn thiện chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức Hội thảo: “Vai trò của chính sách thuế trong sự phát triển của thị trường vật tư nông nghiệp Việt Nam” vào lúc 08h00-12h00 ngày 07 tháng 12 năm 2023 tại Hội trường tầng 3, Tòa nhà 35 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chương trình hân hạnh có sự đồng hành của Tổng Công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí – CTCP (Nhãn hàng NPK Phú Mỹ – Kali Phú Mỹ).

Theo nhachannuoi.vn, 13/12/2023


Xem thêm