SB-Phòng trừ bệnh đốm vòng và đốm lá trên khoai lang

2018-06-20 16:53:20

Trên lá vết bệnh hình tròn nhỏ,màu nâu hoặc nâu đen,trên đó có những ổ nấm màu đen nhỏ,xếp thành các vòng tròn đồng tâm.Vết bệnh già có thể sinh sợi và bào tử nấm màu đen.Bệng nặng lá vàng và rụng.Lá già bệnh nặng hơn la trên.

1. Bệnh đốm vòng (Do nấm Alternaria solani-Deuteromycetes)
Trên lá vết bệnh hình tròn nhỏ,màu nâu hoặc nâu đen,trên đó có những ổ nấm màu đen nhỏ,xếp thành các vòng tròn đồng tâm.Vết bệnh già có thể sinh sợi và bào tử nấm màu đen.Bệng nặng lá vàng và rụng.Lá già bệnh nặng hơn la trên.
Vết bệnh có thể xuất hiện trên cuống lá và dây.Một số trường hợp dây bị chết.Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh và hom giống,lan truyền qua nước mưa và gió.Bệnh phổ biến ở trung du và miền núi.

Phòng trừ:
+Sử dụng giống kháng và hom giống không bị bệnh.
+Vệ sinh đồng ruộng và thu gom tàn dư cây trồng vụ trước.

+Phun thuốc: Canazole super 320EC, Cantox D35WP, Cansunin2L, Canthomil 47WP.
+Xử lý củ giống bằng cách ngâm củ trong thời gian 1 giờ - 1 giờ 30 phút vào một trong các dung dịch sau đây: Formol 0,4 - 0,5% ; CuSO4 1% ; HgCl2 0,1%.
2. Bệnh đốm lá (Do nấm Cercospora sp.)
Bệnh đốm lá tương đối phổ biến trên khoai lang, nhưng chưa được lưu tâm nhiều vì mức độ thiệt hại không nặng lắm. Tuy nhiên, trên những ruộng trồng đại trà, bệnh có điều kiện phát triển sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của khoai lang. 
Bệnh có triệu hơi khác nhau tùy theo loại nấm gây bệnh:

Triệu chứng bệnh do Cercospora sp.

* Do loài Cercospora batatae Zim: 
Đốm bệnh tròn, đường kính: 5-15 mm, màu nâu sậm, về sau ngả sang đen, thường ít ở riêng rẽ mà tập hợp lại với nhau và chiếm hầu hết phiến lá. Bệnh phát triển mạnh khi khoai sinh trưởng kém và ẩm độ cao. 
* Do loài Cercospora bataticola Cif. và Bruner: 
Đốm bệnh nhỏ hơn đốm bệnh trên, kích thước: 3-8 mm, màu nâu đỏ, khi vết bệnh còn non, ranh giới giữa vết bệnh với phần mô không bệnh xung quanh thì không rõ ràng. 
Ngoài ra, trên lá còn gặp nhiều dạng triệu chứng khác nhau, do nhiều loài Cercospora khác gây hại.
Phòng trị
+Phun thuốc Cansunin 2L, Canthomil 47WP, Canazole super 320EC, Cajet M10-72WP.
+Bón phân đầy đủ và cân đối, chăm sóc cho cây phát triển tốt để tăng sức chống bệnh: nhấc dây, làm cỏ và vun thêm đất cho dây khoai. Sau vụ mùa, cần đốt dây và lá bệnh. Nên áp dụng luân canh trên các ruộng khoai thường xuyên bị nhiễm bệnh.
  
3. Bệnh đốm lá (Do nấm Phyllosticta batatas=Phomopsis ipomoea-batatas-Deuteromycetes)

Trên lá vết bệnh hình tròn hoặc không có hình rỏ rệt,kích thước rộng 3-8mm,màu nâu hoặc xám,xung quanh màu nâu đậm hoặc tím,giữa vết bệnh già.
có các ổ bào tử nấm tròn màu đen.Vết bệnh có thể xuất hiện ở cả 2 mặt phía trên và dưới lá.
Phân sinh bào tử đơn bào hìng trừng,không màu ,tồn tại khá lâu trên tàn dư cây khoai bệnh,không gây hại các cây khác.Bào tử nấm lan truyền qua hom giống bị bệnh,nước mưa và côn trùng.
Bệnh đốm lá phát sinh ở các vùng trồng khoai,làm giảm chất lượng dây làm hom giống và thức ăn gia súc,giảm năng xuất củ.
Phòng trừ:
-Thu gom tiêu hủy tàn dư cây khoai.
-Bón phân đầy đủ và cân đối NPK,chú ý bón Kali.
-Phun CANAZOLE SUPER 320EC, CAROSAL 50SC, ZINCOPPER 50WP.

Theo tstcantho.com.vn


Xem thêm

SB-Trị Bọ Hà Hại Khoai Lang

So với nhiều loại cây trồng khác, thì chủng loại sâu bệnh hại trên cây khoai lang có ít hơn, trong số ít ỏi này lại có những loài rất nguy hiểm.




SB-Sẹo đen khoai lang

Bệnh sẹo đen khoai lang là một bệnh gây hại ở rễ và củ, không những làm giảm năng suất, phẩm chất củ mà độc tố của nấm trong củ bệnh còn gây ngộ độc.









Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng