SB-Bệnh thối trái chôm chôm

2018-08-18 11:51:19

1. Tác nhân

Có thể có bốn tác nhân gây thối trái chôm chôm, đó là Gliocephalotrichum bulbilium,  Botryodiplodia theobromae, Colletotrichum  sp., và  Phytophthora sp... Trong đó  quan trọng nhất là G. bulbilium – gây thối  trái khi còn trên cây và sau khi thu hoạch. Nấm Phytophthora sp. thường chỉ gây thối trái khi trái còn trên cây.

2. Triệu chứng

Đặc trưng của bệnh là vết bệnh bao phủ một lớp phấn màu xám trắng của các bào tử nấm và lây lan rất nhanh.

Thối trái do Botryodiplodia theobromae: Vùng thối  có màu nâu sậm,  lan nhanh trong vòng  4 – 5 ngày làm thối cả  trái. Trên trái thối có  thể có tơ mấm sậm màu. Nấm nhiểm vào  trái chủ yếu qua  vết thương, nhất là  ở mặt cắt cuống trái, vì vậy vùng thối thường bắt đầu ở chổ cuống đính vào trái. 
Thối trái do Gliocephalotrichum bulbilium: Vỏ trái có  vùng thối ướt màu nâu nhạt,  vết bệnh ăn lan vào thịt quả. Vết  bệnh phát triển lớn ra  có màu nâu sậm. Nếu ẩm độ cao, trên  vết bệnh sẽ  có tơ  nấm  màu nâu xám  phát triển. Bệnh thường phát triển chậm, có thể gây thối trái hoàn toàn trong vòng 7 – 8 ngày. Trái thối cuối cùng bị khô nhăn và có màu đen. 
Thối trái do Colletotrichum sp: Triệu chứng  tương tự như  thối trái do G. bulbilium, nhưng vùng thối không  lan rộng và ít khi thấy  khuẩn ty nấm phát triển trên trái bệnh hơn.

Bệnh thối khô do nấm Oidium sp: Bệnh gây hại trên cành non, lá non, hoa và trái non. Mùa ra hoa cũng là mùa bệnh thường xuyên xuất hiện. Đặc trưng của bệnh là vết bệnh bao phủ một lớp phấn màu xám trắng của các bào tử nấm và lây lan rất nhanh. Bệnh nặng làm cho các chùm hoa bị cong queo và khô dần. Trên trái non bị bệnh, đầu gai bị đen và lan dần vào trong làm trái bị biến dạng, khô đen và đeo bám trên chùm (nên gọi là bệnh thối khô). Bệnh gây hại nặng trên những chùm trái phơi ra ngoài nắng.

Bệnh thỗi nhũn do nấm Phytophthora sp: Vết bệnh đầu tiên là những vùng nâu nhỏ trên trái. Bệnh nặng, vết bệnh lan dần từ vùng cuống trái xuống bên dưới hoặc từ đít trái vào bên trong, thịt trái nhũn, chảy nước, có mùi hôi chua và rụng sớm. Vào buổi sáng có thể thấy những tơ nấm trắng phát triển trên vết bệnh ở vỏ trái. Bệnh thường gây hại nặng cho những chùm trái bên dưới và bên trong tán cây gần mặt đất. Ngoài ra, bệnh còn gây hại giai đoạn sau thu hoạch, trong quá trình tồn trữ và vận chuyển.
Bệnh gây hại nặng trên các vườn trồng quá dày, rậm rạp. Bệnh phát sinh và phát triển mạnh trong mùa mưa, ẩm độ cao và nhất là những loại trái chùm như nhãn, sầu riêng, chôm chôm,…lây lan rất nhanh từ trái này sang trái kia, trong vài ngày có thể rụng cả chùm trái chỉ còn trơ cọng. Sâu đục trái cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển mạnh. Bệnh lây lan bằng bào tử do gió hoặc côn trùng mang đi.

3. Phòng trừ

3. 1. Phun thuốc khi trái còn trên cây
Phun ngừa định kỳ 2 tuần một  lần bằng Maneb 80 WP hay Zineb 80WP ở nồng độ 0,2% bắt đầu từ khi hoa thụ cho dến thu hoạch.Phun bằng Benomyl 50 WP cũng cho hiệu  quả cao và nhờ khã năng tồn lưu của thuốc, nên  hiệu lực bảo vệ trái  có thể kéo dài sau  hki thu hoạch một thời gian. 
3.2. Cẩn thận khi thu hoạch
 Khi thu hoạch tránh gây thương  tích cho trái, tránh làm rơi rụng trái. Thu hoạch nên chừa cuống hay cắt bớt cuống chừa khoảng 1 cm, sẽ làm giảm tỉ lệ trái nhiễm bệnh.  
3.3 .Xử lý trái sau thu hoạch
Nhúng trái vào nước thuốc Benomyl 50 WP, pha loãng ở nồng độ 0,1 %, và để trái ráo khô nước thuốc trước khi đóng giỏ, cho hiệu quả bảo vệ trái rất cao trong vòng 10 ngày sau khi thu hoạch. 
3.4.Cẩn thận khi đóng giỏ và vận chuyển
Nên đóng  giỏ bằng vật  liệu cản sáng, vì trong tối sự phát triển của nấm bệnh bị ngăn cản hay phát triển chậm nên tỉ lệ trái thối cũng giảm. Sau khi đóng gỉo cần vận chuyển nhanh để tiêu thụ.Tránh chồng chất  lên nhau quá nặng  và cần làm thông  thoáng gió trong khoang vận chuyển để giảm bớt nhiệt độ và ẩm độ.

Ngoại cảnh:

Ẩm độ cao, trái ướt,  giúp bệnh phát triển và lây lan nhanh chóng cho các trái trong gỉo chứa.

Chu trình:

Các loại  mầm bệnh gây thối trái có thể  nhiễm vào trái khi trái còn trên cây hay nhiễm sau khi đã thu hoạch. 
Nấm G.  bulbilium và Colletotrichum  sp. thường nhiễm vào trái khi trái còn trên cây nhưng do điều kiện không thuận hợp nên chưa phát triển được. Bào tử nấm do mưa, gió làm lây lan và nhiễm sẵn vào trái; trong quá trình thu hoạch, tồn trữ, dễ có điều kiện nhiệt độ,  ẩm độ thích  hợp, nhất là  khi trái bị  ướt, nấm sẽ có điều kiện phát triển để gây hại.

Nấm  Botryodiplodia theobromae thường nhiễm vào trái sau khi đã thu hoạch. Đây là loại nấm ký  sinh yếu nên chỉ xâm nhập vào trái qua các  vết thương hay mặt cắt cuống trái. Do đó, phần lớn trái bị thối do nấm nầy thường bắt đầu thối từ cuống trái. Bào tử nấm có rất nhiều trong không khí, có cả trên những giỏ tre dùng để chứa chôm chôm. 

Theo vietnamnongnghiepsach.com.vn


Xem thêm



SB-Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Chôm Chôm

Bệnh phát sinh trên lá và trái, bệnh thể hiện những đốm với sợi nấm màu đen như lớp bồ hóng bám ở mặt lá, nấm không gây hại phần phiến lá hay thịt trái...






CS-Kĩ thuật trồng chôm chôm

Chôm chôm là cây ra hoa nhiều, song tỉ lệ hoa thụ rất thấp, tỉ lệ quả chị từ 1 đến 3%. Sự thúi (hư) quả xảy ra nặng trong 3 tuần đầu khi thụ tinh..




Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng