N-Nuôi rắn mối không cần diện tích lớn vẫn cho thu nhập "khủng" 

2019-07-12 11:40:18

Nuôi rắn mối là mô hình mới lạ, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất cao, cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Sau đây Cổng Nông Dân xin giới thiệu đến bà con cách làm chuồng và chăm sóc rắn mối.
1. Chuồng nuôi

- Diện tích chuồng nuôi rắn mối thích hợp nhất là 15 – 20m2 để tiện quản lý. Bà con có thể tận dụng chuồng lợn bỏ không nuôi rắn mối để giảm chi phí xây dựng chuồng trại. 
- Chuồng nuôi cần ốp gạch men từ nền lên thành chuồng khoảng 40 – 60cm để rắn mối không bò ra ngoài.
- Nền chuồng bà con nên để nền đất hoặc một nữa để nền đất, một nữa làm nền xi măng.
- Chuồng nuôi nên chia làm 2 phần:
+ Một phần lợp tôn che mưa, che nắng cho rắn mối. Trong chuồng nên để khoảng 80 - 100 viên gạch ống xếp chồng lên nhau làm chổ trú ẩn cho rắn mối. 
+ Phần còn lại trồng cỏ để tạo môi trường hoang giã. Bà con nên thắp một bóng đèn nhỏ vào buổi tối để sâu bọ, côn trùng bay tới tạo thức ăn tự nhiên cho rắn mối.
- Trong chuồng nên thiết kế các cống thoát nước để chuồng nuôi luôn khô ráo.

Chuồng nuôi rắn mối 

2. Chọn giống
- Bà con có thể sử dụng con giống bắt ngoài tự nhiên hoặc con giống ở trang trại chuyên nuôi rắn mối. Tuy nhiên, bà con nên mua con giống nhân tạo vì rắn mối ngoài tự nhiên thường có kích thước không đều, khả năng thích nghi kém và không cho năng suất cao.
Tiêu chuẩn con giống: Nên chọn những con khỏe mạnh, không mang mầm bệnh, không mang dị tật, chân khỏe.
Mật độ nuôi: Với chuồng nuôi có diện tích 20m2 bà con có thể nuôi 1.000 con rắn mối.
3. Cho ăn
- Rắn mối là loại bò sát ăn tạp. Thức ăn chủ yếu của rắn mối là cơm nguội và tép. Ngoài ra bà con có thể bổ sung thêm mối, dế, châu chấu, trứng kiến, ấu trùng ong, gián, giun đất, thịt gà, trứng gà, mỡ lợn. 
- Nên cho rắn mối ăn vào buổi sáng và buổi trưa để buổi chiều rắn phơi nắng và đợi tiêu hóa thức ăn.
Chú ý: Rắn mối hay cắn nhau để tranh giành thức ăn, vì vậy cần bố trí nhiều máng ăn trong chuồng và chuẩn bị lượng thức ăn đầy đủ.
4. Chăm sóc rắn mối
- Cung cấp thức ăn và nước uống sạch sẽ cho rắn mối
- Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, không để nền chuồng ẩm ướt.
- Định kỳ 10 – 15 ngày dùng các chất sát trùng phun phòng ngừa các mầm bệnh.
- Khi phát hiện con bị bệnh cần cách ly sớm để tránh lây lan sang những con khác. 
- Bổ sung các khoáng chất cần thiết trong thức ăn, thức uống như: Vitamin C, men tiêu hóa, khoáng chất Premix.
5. Phòng và trị bệnh
Khi nuôi rắn mối bà con chú ý những bệnh sau:
- Bệnh nấm da: Nguyên nhân gây bệnh là do vệ sinh chuồng trại không tốt, nền chuồng nuôi luôn trong tình trạng ẩm ướt. Để trị bệnh bà con dùng một trong những loại kháng sinh sau: Ampicilin hoặc Coli Ampi trộn vào thức ăn cho rắn mối ăn. 
- Bệnh tiêu chảy: Nguyên nhân chính của bệnh là do nguồn thức ăn, nước uống của rắn mối không đảm bảo vệ sinh. Khi mắc phải bệnh này, bà con sử dụng thuốc Becberin hoặc Ganidan hoặc Cloroxit pha lẫn với nước cho rắn mối uống. 
- Nhiễm giun sán: Khi rắn mối nhiễm giun sán thì trị bệnh bằng các loại thuốc sổ giun cho gia cầm.
- Bệnh no hơi: Đây là bệnh nguy hiểm, có nguy cơ gây chết cao cho rắn mối. Nguyên nhân chính của bệnh là do rắn mối bị nhiễm khuẩn ở đường ruột. Để hạn chế bệnh này bà con cần thường xuyên cho rắn mối uống men tiêu hóa.
- Bệnh tróc vảy: Để trị bệnh bà con sử dụng thuốc Rifampicin bôi lên vùng da bị tổn thương của rắn mối.

Cổng Nông Dân
 

Ý kiến bạn đọc ()
Nguyen tri đức
14/03/2020 12:49

Em muon mua 500 con rang moi giong het bao nhieu tien e o lam dong co nuoi duoc khong khi nuoi thi Ben minh co ho tro dau ra khong

Trả lời

Nguyễn văn vỳ
13/07/2019 19:29

Xn hoi kỹ hút chăm soc và mua giông và đầu ra

Trả lời

Nguyễn trọng thái
13/07/2019 12:21

Nuôi ở tầng thượng được không? Nhiệt độ trung bình là bao nhiêu? Giống mua ở đâu?...

Trả lời


Xem thêm

CB-Các bệnh thường gặp trên rắn

Rắn là động vật hoang dã, sống trong môi trường thiên nhiên rộng rãi. Nay môi trường sống của rắn nuôi chật trội, thiếu ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm...



CB-Phòng Và Trị Bệnh Cho Rắn

Rắn là động vật hoang dã, sống trong môi trường thiên nhiên rộng rãi. Nay môi trường sống của rắn nuôi chật trội, thiếu ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không thích hợp...



N-Kinh nghiệm nuôi rắn ri voi trong vèo

Khi nhắc đến việc nuôi rắn ri voi trong vèo thì ông Huỳnh Thiện Tâm, ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã làm cho nhiều người thán phục...




N-Chọn giống Rắn hổ trâu

Điều đặc biệt chú ý trong việc chọn giống là nên tránh việc chọn mua rắn con giống từ các điểm thu mua rắn săn bắt ngoài tự nhiên...



N-Nuôi và chăm sóc rắn theo mùa

Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt theo phân loại khí hậu Köppen:



Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng