CB-Các bệnh thường gặp trên rắn

2018-12-21 15:20:08

Một số bệnh thường gặp ở rắn nuôi:

1. Bệnh do môi trường: rắn là động vật hoang dã, sống trong môi trường thiên nhiên rộng rãi. Nay môi trường sống của rắn nuôi chật trội, thiếu ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không thích hợp, nhất là kèm theo thiếu vitamin, là nguyên nhân chính của bệnh do môi trường.

Biểu hiện chung của bệnh do môi trường là rắn mệt mỏi, kém ăn, biến đổi màu da, khó lột xác, hay xuất hiện các vùng nhiễm trùng trên cơ thể. Đặc biệt, khi điều kiện vệ sinh, phòng bệnh kém, mầm bệnh sẽ tích tụ trong và xung quanh chuồng nuôi, tạo điêu kiện cho bệnh dịch phát triển nhất là các bệnh ký sinh trùng như giun, sán, đơn bào, ve bét.

Rắn ít vận động, chuồng hẹp làm cho hệ tuân hoàn bị trì trệ, dê dân đên bệnh tim mạch. Cải thiện điều kiện nuôi nhốt và bổ sung vitamin cho rắn là những biện pháp cơ bản đê hạn chê bệnh do môi trường.

2. Bệnh do dinh dưỡng: Mặc dù thức ăn cho rắn nuôi thường đơn điệu, nhưng chúng thường chỉ măc một số bệnh do thiếu vitamin. Đôi với răn, chủ yêu là thiểu vitamin A, vitamin nhóm B (nhất là vitamin B1 và B2) và vitamin D2 (không phải vitamin D3 như đôi với thú). Sự thiêu cân đôi trong thành phân dinh dường cùng với chế độ nuôi dưỡng không họp lý, vệ sinh thức ăn không tốt dễ làm phát sinh một số bệnh về đường tiêu hoá và tuần hoàn. Bệnh tắc mạch máu do lắng đọng cholesterol và axit uric là nguyên nhân làm chết rắn đột ngột với bệnh tích to tim.

3. Bệnh do nhiễm trùng: bệnh đường tiêu hoá do vi trùng shalmonella rất phổ biến ở rán. Bệnh này có thể gây sang người. Vì vậy, cần chú ý vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với rắn, đặc biệt là rắn bệnh. Khi răn bị bệnh nặng, cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh.

4. Bệnh viêm miệng: bệnh này rất thường gặp ở rắn, bệnh thường do vi khuẩn và nấm gây ra. Các vẽt thương trong miệng cũng tạo cơ hội cho sự nhiễm khuẩn, hình thành các vết loét hoai tử. Khi bệnh nặng, răn thường bỏ ăn, khó ngậm chặt miệng. Các vết loét nhẹ có thể rửa bàng nước oxy già bôi thuốc sulphadimidine. Bệnh nặng cần phải điều trị bằng kháng sinh.

Nhiễm trùng đường hô hấp cũng hay gặp ở rắn. Biểu hiện của bệnh là miệng rắn hơi thở mở, thở khò khè, đôi khi tạo ra các bong bóng ở miệng. Rắn có thể bị tắc mũi hoàn toàn, làm cho hơi thở nặng nhọc và nghe khá rõ. Bệnh viêm phổi do giun khá phổ biến. Cần điểu trị bằng kháng sinh khi rắn có biểu hiện viêm đường hô hấp.

Bệnh do đơn bào phổ biến nhất đối với rắn nuôi nhốt và là nguyên nhân chính của hầu hết các trường hợp bệnh đường tiêu hóa. Bệnh có khả năng lây lan nhanh cho các con rắn khác qua dụng cụ chăn nuôi hoặc thức ăn bị nhiễm phân của rắn bệnh. Biểu hiện của bệnh do đơn bào ỉa phân lỏng, nhầy, rắn thường bị nôn sau khi ăn. Bệnh tiến chuyển từng đợt và dễ chuyển sang mãn tính. Bệnh đơn bào đường tiêu hóa làm giảm mạnh sức tăng trưởng của rắn. Ngoài ra, còn một số loài đơn bào kí sinh trong máu của rắn. cần có thuốc đặc trị bệnh này.

5. Bệnh do ký sinh trùng: về mặt hiệu quả kinh tế, các bệnh do ký sinh trùng gây thiệt hại lớn nhất. Tuy tỷ lệ rắn chết do ký sinh trùng không cao như các bệnh do vi khuẩn, nhưng ký sinh trùng gây ra các bệnh có tính chất mãn tính, làm giảm tăng trọng, giảm sức đề kháng bệnh, tạo thuận lợi và làm lây lan các bệnh nhiễm trùng khác. Một số loài ký sinh trùng nguy hiểm cũng có thể gây dịch, làm chết rắn hàng loạt. Việc phòng chống bệnh ký sinh trùng cỏ nhiều khó khăn hom so với bệnh nhiễm trùng vì tác nhân gây bệnh rất đa dạng. Các nội ký sinh trùng trong cơ thể rắn bao gồm giun tròn, sán dây, sán lả, giun đầu gai và chân khớp ký sinh.

Theo các tài liệu thống kê gần đây, có khoảng hơn 30 loài giun sán ký sinh ở rắn. Ngoại ký sinh trùng ở rắn hiện nay hay gặp là loài ve và loài bét. Nguy hiểm nhất là loài chân khớp và một số loài giun tròn ký sinh ở phổi rắn. Chúng có thể gây chết hàng loạt loại rắn. Ngoài việc hút máu, gây độc hại và quấy rầy rắn, ve bét còn rất huy hiểm trong vai trò vật chủ trung gian lây truyền các bệnh truyền nhiễm.

Biểu hiện chung của bệnh do nội ký sinh là rắn gầy yếu, mệt mỏi, kém ăn, da không bong, thường có rối loạn tiêu hóa. Rắn bị nhiễm chân khớp và giun tròn ký sinh ở phổi có triệu chứng giống như bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Điều trị bằng kháng sinh triệu chứng sẽ giảm, nhưng sẽ tái phát nhanh chóng. Có nhiều loại thuốc đặc trị ký sinh trùng. Cần có chẩn đoán chính xác để dùng thuốc thích hợp. Ký sinh trùng có khả năng lây lan mạnh, vì vậy cần hết sức chú trọng các biện pháp vệ sinh chăn nuôi và áp dụng các biện pháp phòng bệnh.

6. Bệnh do nấm: Trong điều kiện nóng ẩm của chuồng nuôi, một số bệnh do nấm cũng dễ phát sinh. Một số tài liệu cho rằng, bệnh trắng gan là có nguyên nhân do nam. Các vết thương trên thân thể rắn cũng rất dễ bị nấm tấn công và có thể gây chết rắn.

7. Bệnh do các vết thương: Các vết thương của rắn do nhiều nguyên nhân như săn bắt, vận chuyển, cắn nhau v.v. Nguyên tắc chung là phải rửa, sát trùng vết thương bằng các dung, dịch sát trùng thông thường. Nhốt rắn ở nơi sạch sẽ, khô ráo để tránh nhiễm trùng và nấm từ môi trường. Các vết thương nhẹ có thể dùng thuốc sát trùng. Các vết thương nặng cần phải bôi hoặc tiêm kháng sinh.

8. Bệnh ướp xác

Biểu hiện: xác rắn không lột được, nếu để lâu rắn sẽ kém ăn, khô kiệt và chết.

Điều trị: Rắn bị ướp xác cần bắt vào túi lưới, ngâm rắn khoảng 20-30 phút trong dung dịch sát khuẩn (berberin, tertracýclin v.v.) với nông độ 0.5- 1.0g/l lít nước sạch.

Trong trường hợp rắn bị ướp xác đồng thời bị nhiễm trùng da non, cần cho uống kháng sinh kêt họp với ngâm nước sát trùng và phun kháng sinh vào vết loét.

9. Một số giải pháp phòng trừ bệnh tổng hợp

Đối với các bệnh lây truyền, áp dụng các biện pháp phòng bệnh là cơ bản, vì có hiệu quả kinh tế cao. Phòng bệnh băng các cách:

- Kiểm dịch chặt chẽ, tẩy giun, sán và đơn bào khi bắt đầu đưa rắn vào nuôi để tránh nguồn bệnh ban đầu.

- Tẩy ký sinh trùng và đơn bào cho cả đàn rắn định kỳ vào đầu tháng 6 hàng năm.

- Những rắn có triệu trứng nhiễm bệnh cần nuôi cách ly và điều trị bằng kháng sinh.

- Cần vệ sinh tẩy trùng chuồng trại trước khi đưa rắn vào nuôi.

- Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của rắn để xử lý bệnh càng sớm càng tốt.

- Quản lý, tiêu hủy ngay những rắn nghi ngờ chết về bệnh lý sinh trùng và nhiễm khuẩn. Việc tiêu hủy phải ở hố rác thải đặc biệt của trại. Tẩy uế kỹ những chuồng có rắn chết.

- Cần tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh chuồng trại và môi trường nói chung, nhưng đặc biệt cần lưu ý đên đô dùng chăn nuôi như: gậy bắt rắn, dụng cụ quét dọn chuồng, khay đựng thức ăn, nước uống. Cần sử dụng riêng cho từng chuồng rắn hoặc tẩy trùng trước khi chuyển sang chuồng khác để tránh lây lan mầm bệnh qua các dung cụ này.

- Không được nhốt chung động vật làm thức ăn cho rắn như cóc, ếch nhái, rắn... lẫn với rắn nuôi, vì sẽ dễ bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh do rắn gây ra.

- Bố sung vitamin và khoáng chất cho rắn để I hạn chế bệnh và nâng cao khả năng đề kháng bệnh của rắn.

- Chu kỳ vệ sinh chuồng nuôi. Ngoài những công tác vệ sinh chuồng trại hàng tuần ở chuồng nuôi, cần lưu ý một số điểm sau:

+ Sau khi rắn nở, phòng ấp và vật liệu ấp phải được khử trùng triệt để.

+ Chuồng nuôi rắn còn phải được khử trùng trước khi thả rắn từ 20-30 ngày. Sau ngủ đông, rắn con được chuyển vào chuồng nuôi rắn con, tất cả vật liệu ủ đông, vật liệu xây ụ rắn và chuồng nuôi rắn con đều phải khử trùng triệt để. Các vật liệu mau hỏng như răm, cỏ... có thể đốt để phòng mầm bệnh lưu lại. Chuồng nuôi được phơi nghỉ cho tới vụ nuôi rắn con tiếp theo.

+ Chuồng nuôi rắn nhỏ phải được khừ trùng trước khi thả rắn khoảng 20-30 ngày. Trước khi ngủ I đông, rắn được chuyển vào phòng dành cho răn ngủ đông có diện tích rộng hơn với mật độ rắn lớn hơn. Chuồng nuôi rắn nhỏ được khử trùng triệt đê và phơi nghỉ cho tới vụ xuân - hè.

+ Trước khi thả rắn vào chuồng nuôi trở lại, chuồng phải được khử trùng lại lần nữa.

Tóm lại, tất cả các loại chuồng nuôi rắn đều phải tiến hành'khử trùng trước khi thả rắn và sau khi bắt rắn đi.

Theo 2lua.vn

Ý kiến bạn đọc ()
Hoàng Hải Triều
31/08/2023 12:15

Rắn mình thở khò khè, ăn vào ói ra, đi phân nhớt viên trắng nhạt, bỏ ăn. Xin dc tư vấn ạ

Trả lời

Chu quốc khánh
24/08/2022 23:13

Răn của mình bị vôi tim và gan gây chết cho mình hỏi cách chữa trị

Trả lời

tran thi nhan
18/01/2021 03:49

rắn của mình nó bị nổi màu trắng o trên mình cho hỏi đó là bình gì và cách trị bệnh như thế .nào

Trả lời

Nguyễn văn vũ
02/01/2020 04:57

Cho mình hỏi ở khu vực bà rịa vũng tàu có mô hình nào nuôi rắn ráo trâu ko.mình đang cần,ai biết chỉ giúp mình với.cảm ơn

Trả lời


Xem thêm



CB-Phòng Và Trị Bệnh Cho Rắn

Rắn là động vật hoang dã, sống trong môi trường thiên nhiên rộng rãi. Nay môi trường sống của rắn nuôi chật trội, thiếu ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không thích hợp...



N-Kinh nghiệm nuôi rắn ri voi trong vèo

Khi nhắc đến việc nuôi rắn ri voi trong vèo thì ông Huỳnh Thiện Tâm, ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã làm cho nhiều người thán phục...




N-Chọn giống Rắn hổ trâu

Điều đặc biệt chú ý trong việc chọn giống là nên tránh việc chọn mua rắn con giống từ các điểm thu mua rắn săn bắt ngoài tự nhiên...



N-Nuôi và chăm sóc rắn theo mùa

Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt theo phân loại khí hậu Köppen:



Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng