CS-Những điều cần chú ý khi chăm sóc cà phê mùa khô niên vụ 2019 - 2020

2019-11-30 10:41:24

Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đang vào đầu mùa khô. Đây cũng là giai đoạn cây cà phê phân hóa mầm hoa, hình thành hoa và nở hoa, đậu quả, quả non phát triển. Do vậy, bà con cần chú ý trong khâu chăm sóc để đảm bảo cây phát triển tốt và cho năng suất cao.

Tiến hành vệ sinh vườn cà phê sau thu hoạch

1.    Tưới nước
Những năm gần đây, tình trạng khô hạn, thiếu nước diễn ra khá nghiêm trọng. Để thích ứng với tình hình khí hậu như hiện nay, bà con cần chủ động điều tiết nguồn nước tưới sao cho hợp lý, tránh dư thừa gây lãng phí nguồn nước hoặc thiếu hụt nguồn nước dẫn đến cây cà phê bị khô héo.
Để xác định được đúng nhu cầu nước và chu kỳ tưới cho cây cà phê, bà con có thể áp dụng nguyên tắc sau đây:
- Đối với những loại đất có thành phần cơ giới nặng, bà con tưới lượng nước nhiều hơn so với đất cát nhờ độ ẩm hữu hiệu cao hơn và có thể kéo dài chu ký tưới để tiết kiệm số lần tưới.
- Cần theo dõi lượng mưa trong vụ tưới để điều chỉnh số lần tưới nước cho các chu kỳ tiếp theo. Nếu lượng mưa đạt từ 35 - 40 mm thì có thể bỏ qua một lần tưới.
- Chỉ nên tưới lượng nước vừa đủ. Theo chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo: Lượng nước từ 400 - 600 lít nước/gốc/lần tưới không những đảm bảo yêu cầu sinh lý cho cây cà phê phát triển mà còn giảm được chi phí đầu tư trong khâu tưới nước và tiết kiệm tài nguyên nguồn nước
2.    Bón phân
- Mùa khô thường ít nước nên cần bón những loại phân hấp thụ nhanh. Bà con nên chọn các dòng sản phẩm NPK có thành phần đạm cao, lân và kali hợp lí và các trung vi lượng cần thiết như lưu huỳnh, can xi, kẽm, bo…
- Bón phân trực tiếp vào đất, quanh gốc cây cà phê, trước khi bón phân cần phải làm sạch cỏ dại.
- Đối với cây cà phê mới trồng khoảng 1 năm tuổi: Bón lót hỗn hợp phân chuồng cùng với phân NPK theo phương pháp rạch rãnh quanh tán cây, cách gốc khoảng 15 - 20cm, bón phân vào rãnh sau đó lấp đất sâu từ 3 - 5cm.
- Đối với loại cây cà phê trồng năm thứ 2 trở đi: Bón phân rải đều theo hình vành khăn hoặc hai bên rộng khoảng 15 - 20cm theo mép tán lá, sau đó xới trộn đều với lớp đất mặt và lấp đất quanh gốc cây.
3.    Tỉa cành
- Đầu mùa khô (ngay sau khi thu hoạch) bà con cần tiến hành tỉa cành cây cà phê. Cần tỉa những cành khô, cành sâu bệnh, cành già, cành còi cọc hay cành vô hiệu mọc trong tán sát mặt đất, cành vượt trên tán.
- Việc tỉa cành cần tiến hành một cách cẩn thận bằng cưa hay kéo sắc để vết cắt ngọt, không bị xước cành. Phải xác định vị trí cắt cho thích hợp để có được bộ tán cân đối. 
- Vào cuối mùa khô, sau khi đã bón phân, bà con tiến hành cắt bỏ những cành vươn dài thêm, một số cành mới mọc ra.
4.    Phòng trừ sâu bệnh
Mùa khô, bà con cần chú ý phòng trừ một số bệnh sau: rệp sáp, rệp vẩy, bọ xít, mọt đục cành. 
Rệp sáp: Tiến hành phun thuốc ngay khi phát hiện có rệp. Nếu để rệp sáp phát triển mạnh, xâm nhập vào chùm quả sẽ rất khó diệt trừ. Có thể sử dụng một trong những thuốc sau: Fastac 5EC, Motox 2.5 EC hoặc Butal 10WP. 
Lưu ý: Chỉ phun thuốc cho những cây có rệp, không phun thuốc phòng cho những cây không bị rệp và vườn chưa bị rệp để bảo vệ các loài thiên địch.
Bọ xít: Khi phát hiện vườn cà phê có bọ xít muỗi cần phun thuốc Cypermap 10EC hoặc Victory 585EC. 
Mọt đục cành: Bà con quan sát nếu thấy có nhiều mọt trưởng thành thì phun thuốc trừ sâu có tính thấm sâu hoặc lưu dẫn. Có thể sử dụng các thuốc chứa hoạt chất Diazinon, Abamectin, Alpha-cypermethrin + Chlorpyrifos Ethyl, Abamectin + Matrine.

Cổng Nông Dân


Xem thêm






CS-Bón phân để cà phê chắc hạt

Quy trình chăm bón là mấu chốt thành công cho cả quá trình canh tác. Đặc biệt khi sản xuất cà phê ngày càng chịu tác động xấu từ biến đổi khí hậu...







Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng