CS-KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHÈ

2018-01-17 16:29:47

Cây chè (Camellia sinensis) là cây dài ngày cho năng suất cao chỉ một lần trồng cho thu hoạch 30-40 năm, nên được trồng ở nhiều nơi và được người dân rất ưa chuộng. Việc chọn giống chè tốt, phù hợp và áp dụng đúng kỹ thuật trồng chè xanh sẽ cho hiệu quả cao.  Vì vậy, mọi người cần nắm vững kỹ thuật trồng chè xanh để cho năng suất cao nhất.

1.Thời vụ trồng chè

Trồng khi đất đủ ẩm, sau khi mưa trời râm mát. Ở miền Bắc tốt nhất là tháng 8 – 10 (mưa ngâu) cũng có thể trồng vào tháng 2 – 3 (mưa Xuân). Miền Nam trồng vào đầu mùa mưa từ 5 – 7. Nếu sau trồng gặp hạn thì cần phải tưới nước cho chè mau bén rễ.

2. Chọn đất:
Cây chè không yêu cầu nghiêm ngặt về đất, song cây chè thích hợp trên đất nhiều mùn, tơi xốp có tầng canh tác dày trên 50 cm, độ dốc bình quân không quá 25°. Khác với một số loại cây trồng khác, cây chè ưa đất có phản ứng chua (pH 5,0 – 5,5) để thuận tiện cho quá trình hấp thu tốt nhất dinh dưỡng khoáng của cây. 
3. Thiết kế đồi chè

a) Thiết kế hàng và lô chè:

- Thiết kế hàng chè theo hướng cơ giới hoá bằng máy kéo nhỏ nếu có độ dốc dưới 60; dốc cục bộ 80, thành hàng thẳng, dài song song với bình độ chính.

- Độ dốc trên 60, hàng chè theo đường bình độ, làm gờ tầng.

- Trong quá trình chăm sóc dần dần sẽ tạo thành bậc thang hẹp.

- Lô chè thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch thường không quá 2ha, hàng chè không dài qúa 200m.

b) Thiết kế mạng lưới giao thông trong đồi chè:

- Phải có đường từ đồi chè nhập với  đường trục chính trong vùng chè, mặt đường rộng 3,5 – 4 m, độ dốc mặt đường 50, hai bên mép đường trồng cây có rãnh hai bên.
+ Đường liên đồi, liên lô: Là đường dùng để chuyển chở búp chè, phân bón, thuốc trừ sâu. Mặt đường rộng 3 – 3,5m, độ dốc mặt đường 60. Mép ngoài trồng cây lấy gỗ hoặc cây ăn quả.

+ Đường lên đồi và quanh đồi: Đối với những quả đồi lớn, thì cứ cách 30 – 35m làm một đường quanh đồi, mặt đường rộng khoảng 3m, độ nghiêng vào đồi 6 – 70.
Đường lên đồi là đường nối các đường quanh đồi theo hình xoắn ốc, mặt đường rộng khoảng 3m, độ dốc mặt đường dưới 80 nghiêng vào trong đồi 50, có mương thoát nước, có điểm quay xe ở ngã ba.

+ Đường lô: Trong lô chè cứ cách khoảng 150m làm 1 đường lô rộng 2,5 – 3m để tiện chăm sóc, thu hoạch búp chè.

+ Trồng cây phân xanh: Sau khi làm đất, gieo một vụ cây phân xanh (muồng lá nhọn, cốt khí, các loại đậu. . . lượng gieo 10 – 12kg hạt/ha; gieo vào tháng 2 – 3). Trước khi trồng chè được 1 tháng cắt toàn bộ hàng cây phân xanh giữa 2 hàng chè vùi dưới rãnh

+ phân chuồng + phân lân lấp đất chờ trồng chè.

+ Làm đất trồng chè phải đạt yêu cầu: Sâu, sạch, ải, đất nhỏ và tơi xốp. Cày sâu lật đất 40 – 50cm, đào rạch sâu 15 – 20cm, rộng 20 – 25cm. Trường  hợp không thể cày sâu,

cuốc lật toàn bộ rồi tiến hành rạch hàng sâu 40 – 50cm.

4. Mật độ, khoảng cách:

a. Mật độ:     

16.000 cây – 18.000cây/ha (đất tốt)

25.000 cây/ha (đất xấu, dốc).

b. Khoảng cách: 

1,2m x 0,4m x 1 cây (đất trung bình, dốc dưới 100).

1,5m x 0,4m x 1 cây (đất tốt)

0,8m x 0,4m x 1 cây (đất xấu, dốc trên 100).

c. Cách trồng

- Bóc túi P.E, giữ nguyên bầu đất, đặt cây chè bầu vào hố, lấp đất lèn chặt xung quanh bầu chè. Sau đó lấp một lớp đất tơi xốp lên trên mặt hàng chè, sau khi trồng xong cần tủ cỏ rác theo rạch rộng 40 cm để giữ ẩm, tăng mùn, hạn chế cỏ dại.

 

*Lưu ý: Bầu chè đem trồng không được khô quá khi trồng bầu đất dễ vỡ ảnh hưởng đến rễ chè. Nếu bầu đất quá ướt, bóp chặt bầu khi trồng gây bó rễ thì sinh trưởng kém và tỷ lệ chết cao.

- Sau khi trồng 1 – 2 tháng phải tiến hành trồng dặm những cây chết. Do đó cần phải dự trữ khoảng 5 – 10% cây con khoẻ mạnh trồng dặm kịp thời.

5. Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Chè:

 a. Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

 b. Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

* Đốn tạo hình: 

Lần 1: Khi chè 2 tuổi, đốn thân chính cách mặt đất 12 - 15 cm, đốn cành cách mặt đất 30 - 35 cm. 

Lần 2: Khi chè 3 tuổi đốn cành chính cách mặt đất 30 –35 cm, đốn cành tán cách mặt đất 40 –45 cm. 

* Đốn phớt: Hai năm đầu mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 5 cm. Sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3 cm, khi vết đốn dưới cùng cao 70cm so với mặt đất thì hàng năm chỉ đốn cao thêm 1cm so với vết đốn cũ. Tuyệt đối không cắt tỉa cành la, đảm bảo độ che phủ, khép tán trên nương. Đối với nương chè sinh trưởng yếu, tán lá thưa mỏng, có thể áp dụng chu kỳ đốn cách năm: Một năm đốn phớt như trên, một năm đốn sửa bằng tán chỉ cắt phần cành xanh.

* Đốn lửng: Những đồi chè đã được đốn phớt nhiều năm, vết đốn cao quá 90cm so với mặt đất, nhiều cành tăm hương, u bướu, búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 -65cm; hoặc chè năng suất khá nhưng cây cao quá cũng đốn lửng cách mặt đất 70 – 75 cm. Đốn đau: Những đồi chè được đốn lửng nhiều năm, cành nhiều mấu, cây sinh trưởng kém năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 – 45cm. 4.5.5.

* Đốn trẻ lại: Những nương chè già, cằn cỗi đã được đốn đau nhiều lần, năng suất giảm nghiêm trọng thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 – 25 cm. Thời vụ đốn: Từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1. 

- Nơi thường bị sương muối đốn muộn hơn, đốn sau đợt sương muối nặng. 

- Đốn đau trước, đốn phớt sau. 

- Đốn tạo hình, chè con trước, đốn chè trưởng thành sau. Đối với vùng đảm bảo độ ẩm, hoặc có điều kiện chủ động tưới chè có thể đốn một phần diện tích vào tháng 4-5 sau đợt chè xuân góp phần rải vụ thu hoạch chè.

c.  Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Chè:

- Cuốc lật tòan bộ diện tích; đào rạch giữa hai hàng chè sâu 20 đến 25 cm, rộng 25 đến 30 cm trước khi đốn chè, ép xanh cành lá chè đốn hoặc chất xanh khác kết hợp bón phân hữu cơ 30 -35tấn/ha. .

- Kỹ thuật bón phân thúc: Hàng năm bón NPK theo tỷ lệ 3:1:1 với lượng phân 35N cho 1 tấn sản phẩm + 75kg MgSO4/ha. Số lần bón: 4 lần trong năm. Lần 1: Bón 30% NPK + 60% MgSO4 (Tháng 2) Lần 2: Bón 30% NPK + 40% MgSO4 (Tháng 5) Lần 3: Bón 25% NPK (Tháng 7) Lần 4: Bón 15% NPK (Tháng 9)

6. Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Chè:

Phòng trừ sâu, bệnh hại chè bằng biện pháp tổng hợp đảm bảo hợp lý về kinh tế và bền vững dựa trên sự phối hợp biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và hoá học, nhằm đạt sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất trong môi trường. Phải kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm để tập trung phòng trừ. 

Các biện pháp phòng trừ cụ thể: 

- Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh. 

- Biện pháp sinh học sinh thái: Trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái nương chè. 
- Biện pháp hoá học: Không phun thuốc theo định kỳ. Phun thuốc theo dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc khi chè mới bị bệnh. Dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các đối tượng sâu, bệnh hại. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 – 15 ngày mới được thu hái đọt chè.

 7.Thu Hoạch và Bảo Quản:

a. Hái tạo hình chè KTCB: 

- Đối với chè tuổi 1: Từ tháng 10, hái bấm ngọn những cây chè cao 60 cm trở lên. - Đối với chè 2 tuổi: Hái đọt trên những cây to khoẻ và cách mặt đất 50 cm trở lên. 

Hái tạo hình sau khi đốn: 

- Đối với chè đốn lần 1: Đợt hái đầu cách mặt đất 40 – 45 cm tạo thành mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc. Đợt 2 hái đọt chừa 2 lá và lá cá.. 

- Đối với chè đốn lần 2: Đợt hái đầu cao hơn đốn lần 1 từ 25 - 30 cm, các đợt hái sau chừa bình thường như ở chè đốn lần 1. 

b.Hái chè kinh doanh:.

Việc hái chè để chế biến công nghiệp theo chỉ dẫn dưới đây:

Vụ chè

Tháng

Số lứa

Số ngày giữa 2 lứa

Kỹ thuật hái

Mức độ hái

Xuân

3 – 4

3 – 5

10 – 15

Chè xấu
T +(2-3 lá non)
C + (1 – 2)
Chè tốt
T +(2-3 lá non)
C + 1

Nhẹ



Vừa

Hè – Thu

5 – 10

15 – 20

7 – 10

T +(2-3 lá non)
C + 1

 

Vừa

Đông

9 - 12

3 - 4

10 - 20

T +(2-3 lá non)
C + 1

Đau

 

*Ghi chú: T: tôm (búp); C: lá cá.

Phân loại phẩn chất chè búp tươi: (theo tiêu chuẩn Việt Nam 1075-71). Căn cứ vào tỷ lệ khối lượng, thành phần bánh tẻ trong búp chè để xác định phẩm chất chè:
- Chè loại A:              Từ  0 – 10% bánh tẻ.

- Chè loại B:              Từ  10 – 20% bánh tẻ.

- Chè loại C:              Từ  20 – 30% bánh tẻ.

- Chè loại D:              Trên 30 – 45% bánh tẻ.

c. Bảo quản búp chè tươi sau khi hái: Sau khi hái chè xong cần đặc biệt chú ý bảo


Xem thêm







CS-Xử lý chè sau khi đốn

Hiện nay phần lớn diện tích trồng chè các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, cây chè đang ở thời kỳ ngủ nghỉ sau khi đốn




CS-Trồng và chăm sóc cỏ Guinea

Giống cỏ Guinea còn có tên gọi khác là cỏ sả, là loài cây hòa thảo, cỏ mọc từng bụi như bụi sả. Cỏ có vị ngọt, ăn ngon, giá trị dinh dưỡng cao nên rất thích hợp cho các loại gia súc cũng như gia cầm.



Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng