SB-Phòng trừ sâu, bệnh hại chè hiệu quả bằng thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf SH-01

2019-05-03 14:02:53

Một trong những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chè hiệu quả hiện nay là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó, thuốc trừ sâu sinh học đang là lựa chọn đầu tiên của nhiều nông dân trồng chè thái nguyên.
Thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf SH-01 là sản phẩm được nghiên cứu và thử nghiệm bởi Viện Hàn Lâm Khoa Học & Công Nghệ Việt Nam (VAST) và Viện Nghiên Cứu, Đào Tạo Và Tư Vấn Khoa Học Công Nghệ (ITC). Anisaf SH-01 đã được ứng dụng tại nhiều nơi trên cả nước và được Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Hiện nay, Thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf SH-01 được sử dụng phổ biến và hiệu quả tại tỉnh Lâm Đồng.  

Thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf SH-01 có thành phần là Polyphenol được chiết xuất từ thực vật không gây độc hại cho cây trồng, vật nuôi, con người, đảm bảo vệ sinh an toàn nông sản và bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là sản phẩm đã được đăng ký sử dụng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Trong đó có các loại sâu hại trên cây chè và một số loại rau (bắp cải, dưa chuột…). Đối với cây chè, thuốc có tác dụng phòng trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ ở liều lượng sử dụng là 50 ml/8 lít nước (lượng nước thuốc phun là 500-600 lít/ha).
Đối với sâu hại chè
Các đối tượng sâu hại chè chính được lựa chọn để thử tác dụng của thuốc là: Rầy xanh, Bọ xít muỗi, Bọ cánh tơ, Nhện đỏ nâu.
Các thí nghiệm được tiến hành trên nương chè 13 tuổi, tại thôn Tân Bình I – xã Lộc Thanh – Tp. Bảo Lộc – Lâm Đồng. Quy mô thí nghiệm được tiến hành ở diện hẹp, mỗi công thức thí nghiệm là 100m2, được lặp lại 03 lần. Trên mỗi thí nghiệm đều bố trí các công thức như sau: Đối chứng (không phun thuốc, phun nước lã), Anisaf SH-01 nồng độ là 0,5% và 1%, Miktin 3.6 EC nồng độ 0,05%, Bio Azadi 0,3 SL nồng độ 0,15%, Alfathrin 5EC nồng độ 1500 ml/ha. Lượng dung dịch thuốc phun quy đổi là 600l/ha.  
Các kết quả thí nghiệm thu được cho thấy tất cả các thuốc sử dụng để diệt trừ các đối tượng sâu hại chè trên đều có tác dụng sau 3 ngày phun thuốc, nhưng hiệu quả diệt trừ đạt được tốt nhất là sau 7 ngày phun thuốc; đến ngày thứ 14 sau phun thuốc thì hiệu quả diệt trừ sâu hại chè của các thuốc đều bị giảm. Hiệu lực phòng trừ từng loại sâu hại chè của các thuốc sau 7 ngày phun như sau:
– Thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf SH-01 nồng độ 1% có tác dụng trừ rầy xanh hại chè tương đối tốt với hiệu lực là 64,14% và khi so sánh với các công thức thí nghiệm bố trí cùng thì thấy: hiệu lực trừ rầy xanh của thuốc Anisaf SH-01 cao hơn thuốc sinh học Bio Azadi 0,3 SL (hiệu lực là 58,65%) và thấp hơn thuốc hóa học Alfathrin 5 EC (hiệu lực là 77,47%) và thuốc Mikitin 3,6 EC (hiệu lực là 71,62%) (biểu đồ 1).
– Thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf SH-01 nồng độ 1% có hiệu quả diệt trừ nhện đỏ nâu hại chè cao nhất trong các công thức thí nghiệm với hiệu lực là 70,39%. Đến ngày thứ 21 sau phun, thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf SH-01 vẫn giữ được hiệu lực diệt trừ là 55,51% và vẫn cao hơn hiệu lực của các thuốc sinh học trong thí nghiệm (biểu đồ 2).
– Thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf SH-01 nồng độ 1% cũng có tác dụng diệt trừ bọ xít muỗi hại chè cao nhất trong các công thức thí nghiệm với hiệu lực là 70,08 % và  ngày 21 sau phun thuốc hiệu lực diệt trừ vẫn là 58,44% (biểu đồ 3).
– Thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf SH-01 nồng độ 1% có hiệu lực diệt trừ bọ cánh tơ hại chè là 60,55% và khi so sánh với các công thức thí nghiệm bố trí cùng thì thấy: hiệu lực diệt trừ Bọ cánh tơ của thuốc Anisaf SH-01 cao hơn một chút so với thuốc sinh học Bio Azadi 0,3 SL (hiệu lực là 57,94%%) và thấp hơn thuốc hóa học Alfathrin 5 EC (hiệu lực là 66,84%) và thuốc Mikitin 3,6 EC (hiệu lực là 65,78%) (biểu đồ 4).  

Đối với bệnh hại chè
Các đối tượng bệnh hại chè chính được lựa chọn để thử tác dụng của thuốc là: Bệnh Đốm xám và Bệnh phồng lá chè. Các thí nghiệm được tiến hành trên nương chè 10 tuổi, tại Thanh Xuân 2 – Lộc Thanh – Tp. Bảo Lộc – tỉnh Lâm Đồng. Quy mô thí nghiệm được tiến hành ở diện rộng, mỗi công thức thí nghiệm là 360 m2. Trên mỗi thí nghiệm đều bố trí các công thức như sau: Công thức Đối chứng (không phun thuốc, phun nước lã), Công thức Anisaf SH-01 nồng độ 1%, Công thức Manage 5WP nồng độ 750g/ha. Lượng dung dịch thuốc phun quy đổi là 600l/ha.
Kết quả thu được cho thấy: Thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf SH-01 nồng độ 1% có hiệu lực diệt trừ bệnh đốm xám là 64,94%; bệnh phồng lá là 67,03% và được đánh giá là tương đương với hiệu lực của thuốc hóa học Manage 5WP (là loại thuốc hóa học thường được nông dân vùng trồng chè sử dụng để diệt trừ bệnh đốm xám và bệnh phồng lá). 21 ngày sau phun, thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf SH-01 vẫn giữ được hiệu lực diệt trừ là gần 50% đối với bệnh đốm xám và 53,6% đối với bệnh phồng lá.
Sinh trưởng phát triển của cây chè
Ngoài việc sử dụng thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật Anisaf SH-01, các nhà nghiên cứu đồng thời sử dụng các chế phẩm Anisaf SH-01 (1) và Anisaf SH-01 (2) nhằm hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng của cây trồng và cải tạo chất lượng đất.
Anisaf SH – 01 (1) là chế phẩm có tác dụng thúc đẩy khả năng điều hòa, chuyển hóa dinh dưỡng của cây trồng, giúp cây hấp thu và sử dụng hợp lý nguồn dinh dưỡng được cung cấp. Đây là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu lượng phân bón phải sử dụng, tạo tiền đề cho việc đạt được mục tiêu vừa đảm bảo cho cây phát triển tốt vừa giảm thiểu được việc sử dụng phân bón hóa học.
Trong khi đó, Anisaf SH – 01(2) là chế phẩm có tác dụng thúc đẩy sự phát triển và khả năng hoạt động của hệ vi sinh vật sẵn có trong đất (hệ vi sinh vật bản địa), thúc đẩy vai trò của chúng trong việc tái tạo dinh dưỡng, phục hồi độ phì, chống thoái hóa bạc màu đất, góp phần quan trọng trong việc xây dựng được tính bền vững cho chất lượng đất trồng và qua đó đảm bảo được tính bền vững cho cây trồng.
Như vậy, hiệu lực phòng trừ sâu bệnh hại chè của thuốc Anisaf SH-01 được so sánh là khá tốt so với một số thuốc hóa học, sinh học đang được người sản xuất sử dụng. 

Thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf SH-01 là biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chè phổ rộng. Các kết quả thu được cho thấy triển vọng áp dụng của thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf SH-01 vào quá trình canh tác chè bền vững tại Lâm Đồng (Tây Nguyên) và đáp ứng được nhu cầu bảo vệ thực vật của người sản xuất chè.

Theo: chebuptancuong.com
   

Ý kiến bạn đọc ()
phạm thị thu trang
13/07/2019 08:06

muốn mua thuốc Anisaf SH-01.giá sao vậy

Trả lời


Xem thêm






CS-Xử lý chè sau khi đốn

Hiện nay phần lớn diện tích trồng chè các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, cây chè đang ở thời kỳ ngủ nghỉ sau khi đốn


CS-KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHÈ

Cây chè (Camellia sinensis) là cây dài ngày cho năng suất cao chỉ một lần trồng cho thu hoạch 30-40 năm, nên được trồng ở nhiều nơi và được người dân rất ưa chuộng.




CS-Trồng và chăm sóc cỏ Guinea

Giống cỏ Guinea còn có tên gọi khác là cỏ sả, là loài cây hòa thảo, cỏ mọc từng bụi như bụi sả. Cỏ có vị ngọt, ăn ngon, giá trị dinh dưỡng cao nên rất thích hợp cho các loại gia súc cũng như gia cầm.



Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng