CS-KỸ THUẬT TRỒNG THANH LONG THEO QUY TRÌNH VIETGAP

2017-11-27 14:13:11

I.   YÊU CẦU CƠ BẢN:

1. Khu vực sản xuất :

Vùng  trồng Thanh Long theo tiêu chuẩn Viet GAP phải đạt các yêu cầu cơ bản sau :

Các vườn Thanh Long cần tập trung theo khu vực nhằm quản lý sản xuất theo hướng công nghiệp và phần diện tích ở ngoài cùng khu vực phải cách biệt tối thiểu 500 mét với các nơi có thể gây ô nhiễm hoặc lây lan dịch bệnh như nghĩa trang, bệnh viện, nhà máy công nghiệp, chợ, khu dân cư tập trung…

         Đất và nguồn nước ở khu vực trồng phải được phân tích, ghi chép và lưu hồ sơ đầy đủ. Trường hợp vùng canh tác được xác định là có yếu tố bị ô nhiễm trên mức cho phép thì phải có giải pháp khắc phục, cách thức tiến hành giải pháp đó và kết quả đã thực hiện ; toàn bộ dữ liệu này đều phải được lưu hồ sơ.

2 . Yếu tố ngoại cảnh :

       2.1. Anh sáng

       Thanh Long có thuộc tính thực vật nhiệt đới, ưa sáng, chịu hạn, không chịu úng. Vì vậy, khu vực trồng cần có ánh sáng đầy đủ. Nếu thiếu nắng, nhánh Thanh Long phát triển dài và ra hoa kém. Tuy nhiên, nếu cường độ chiếu sáng quá cao cũng ảnh hưởng không tốt đến quá trình ra hoa.

       2.2.  Đất :

       Thanh Long thích nghi nhiều loại đất: đất cát, đất xám bạc màu, đất đỏ, có thể nhiễm phèn nhẹ nhưng không nhiễm mặn. Yêu cầu chung là tầng canh tác phải dày khoảng 30 – 50 cm và có nhiều chất hữu cơ. Đất cần có hệ thống kênh, mương để tưới và tiêu nước nhanh chóng, thuận lợi.

      2.3. Nước:

      Thanh Long thuộc  họ xương rồng nên chịu hạn giỏi. Tuy nhiên, muốn đạt năng suất cao, trái to thì cần có kỹ thuật tưới sao cho ẩm độ trong đất luôn ổn định, nhất là trong mùa nắng và giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa, đậu trái.

Nguồn nước tưới yêu cầu không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn ; tốt nhất có nguồn nước ngọt để đủ tưới trong mùa khô. Nếu bị hạn, Thanh Long sinh trưởng kém và ra hoa trễ ; còn nếu bị úng kéo dài thì dễ bị thối rễ, vàng dây, rụng hoa, rụng trái.

         II. KỸ THUẬT TRỒNG :

         1. Xử lý đất trồng :

         Đất trồng Thanh Long phải được cày xới kỹ, phơi và diệt sạch cỏ dại. Các khâu chuẩn bị đất cần được hoàn tất trước khi trồng từ 1 2 tuần. Ở chân đất thấp cần lên mô để thoát nước nhanh, tránh ngập úng trong mùa mưa. Thông thường, Thanh Long được trồng trên líp đơn và mô có kích thước như sau : bề cao 30 cm, đường kính mô từ 60 cm đến 100 cm ; mô được đắp bằng lớp đất trộn với phân hữu cơ hoai mục để giúp cho hệ thống rễ Thanh Long non phát triển thuận lợi.

         Nhằm ngăn ngừa các bệnh thối rễ, thối dây dễ xảy ra ở giai đoạn mới trồng, nên dùng các loại thuốc trừ nấm như Benomyl 0,1% hoặc tưới chế phẩm Tricoderma vào mô đất với liều lượng 20 gram/m2.

         2. Trụ Thanh Long :

         Thanh Long cần trụ bám để phát triển ; trước đây thường dùng trụ là các loại cây sống như me tây, lim xẹt, vông nem …; tuy nhiên, loại trụ sống có nhược điểm là cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với Thanh Long và là môi trường thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh gây hại phát triển. Do đó, hiện nay kỹ thuật dùng trụ xi-măng thay thế trụ cây sống giúp khắc phục được các nhược điểm nêu trên. Ngoài ra, trụ xi-măng còn có ưu điểm là sử dụng được lâu dài, có thể trồng với mật độ cao và thuận tiện cho thao tác chăm sóc.

         Trụ xi-măng có hình khối vuông, cạnh 15 cm, chiều dài từ 210-220 cm. Lõi trụ được đặt 4 thanh sắt và lắp dư ra ngoài ở đầu trụ khoảng 30 cm để bercong làm giá đỡ cho dây Thanh Long. Trụ được chôn sâu khoảng 50 cm ở điểm trung tâm mô đất. Như vậy, sau kh chôn thì chiều cao trụ còn khoảng 160 – 170 cm. Hiện nay, người trồng có khuynh hướng trồng trụ thấp hơn nữa vì Thanh Long sau nhiều năm cắt tỉa sẽ vươn lên cao.

         3. Mật độ trồng :

         Với kỹ thuật trồng thâm canh kết hợp dùng đèn cung cấp thêm ánh sáng để sản xuất trá vụ thì mật độ trồng thích hợp cho 1 ha từ 1.000 đến 1.100 trụ ; tương ứng với mật độ 3 m x 3 m / cây. Không nên trồng dầy hơn để tránh tình trạng cây không ngận đủ ánh sáng dẫn đến trái phát triển kém, cành nhánh dầy, đan xen không thuận tiện cho việc chăm sóc.

         4. Giống và xử lý hom giống :

         Giống Thanh Long trồng phổ biến ở Long An hiện nay là giống ruột trắng thuần và được nhân theo phương pháp vô tính. Dạng và kích thước trái khác nhau giữa các vườn, các cây không chịu nhiều ảnh hưởng của giống mà chủ yếu phụ thuộc vào cách trồng, ánh sáng, dinh dưỡng…Ngoài giống ruột trắng, một số nơi trồng giống Thanh Long ruột đỏ Long Định 1 do Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam lai tạo ; giống này có đặc điểm ra hoa mạnh, trái chín có màu vỏ đỏ sậm, ruột đỏ ngã tím.

         Dây Thanh Long dùng làm giống cần đạt những yêu cầu sau :

         - Giống phải có nguồn gốc rõ ràng, nếu giống thu nhập từ các vườn khác thì phải có hồ sơ ghi chép đầy đủ các biện pháp đã thực hiện về thao tác, loại hoá chất đã sử dụng để xử lý hom giống. Ngoài ra, cũng cần ghi rõ tên người và thời gian xử lý giống.

         - Nếu mua của cơ sở chuyên sản xuất giống thì cơ sở đó phải có giấy chứng nhận sản xuất kinh doanh, đăng ký công bố tiêu chuẩn giống theo quy định của pháp lệnh giống cây trồng, có quy trình sản xuất gống và hồ sơ theo dõi từng lô giống.

         - Nhánh Thanh Long chọn làm giống phải có tuổi dây đạt từ 1-2 năm tuổi, cần chọn nhánh có gốc đã bắt đầu hoá gỗ để hạn chế thối nhánh, cắt độ dài tốt nhất của hom giống từ 40-50 cm. Nên chọn nhánh to, xanh sậm, không có vết sâu bệnh, khuyết tật. Các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy để sau này nẩy chồi tốt.

         Sau khi chọn, cắt bỏ phần thịt bên ngoài ở phần dưới đáy cành 2-4 cm để lại phần lỏi bên trong nhằm tránh thối hom. Sau đó, nhúng phần gốc hom vào dung dịch Benlat C 0,1% trong thời gian 5 phút. Có thể giâm hom trong mát để đâm chồi và rễ trước khi trồng.

         5. Xuống giống :

         5.1. Thời điểm trồng :

         Thanh Long có thể trồng bất kỳ thời điểm nào trong năm ; tuy nhiên, tốt nhất là vào khoảng tháng 10 đến tháng 11 dương lịch (dl) vì lúc này thường cùng lúc với thời điểm các vườn tỉa cành nên thuận lợi mua bán, trao đổi giống ; hoặc trồng trong tháng 4-5 dl đầu mùa mưa nhằm giảm chi phí tưới và khi đến đầu mùa khô thì cây đã phát triển cứng cáp, đủ sức chịu đựng khô hạn.

         5.2. Cách trồng :

         Đặt 3-4 hom áp theo mặt trụ, đặt hom cạn 2-4 cm ; phần lõi đặt sát mặt đất, phần mặt phẳng của dây ôm sát thân trụ ; dùng dây mềm buộc sát vào trụ để hom không bị lung lay khó ra rễ.

         6. Tưới nước giữ âm :

         6.1. Tưới nước :

         Yêu cầu tưới đủ nước chủ yếu trong mùa khô, còn mùa mưa thì chỉ cần tưới trong các ngày có nắng kéo dài. Thông thường, vào giai đoạn mới trồng nếu gặp lúc trời nắng nên tưới mỗi ngày 2 lần kết hợp với đậy gốc để giữ ẩm. Khi cây lớn việc tưới nước còn căn cứ vào việc kiểm tra độ ẩm của đất để điều chỉnh sao cho không để quá khô hoặc tưới quá nhiều đều không thuận lợi cho Thanh Long.

         Theo tiêu chuẩn sản xuất VietGAP, yêu cầu về chất lượng nước tưới (nước ngầm, nước sông suối, nước ao hồ tự nhiên) phải đảm bảo các tiêu chuẩn của Chính phủ đã ban hành (TCVN 6773-2000). Đồng thời, nguồn nước tưới và nước dùng pha với các hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón lá, chế phẩm sinh học để sử dụng cho Thanh Long đều phải được phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm về sinh hoá học. Trong đó, tuyệt đối không sử dụng nước thải từ các khu công nghiệp, bệnh viện, chăn nuôi, lò mổ gia súc gia cầm và các nguồn nước tự nhiên chưa qua kiểm tra, xử lý.

         Biểu hiện thông thường khi Thanh Long thiếu nước là cành mới phát triển ít, tăng trưởng rất chậm và có thể bị teo lại, nhánh ngã vàng, tỷ lệ rụng hoa tăng cao, nhất là ở các đợt hoa đầu tiên rất cao và trái nhỏ.

         6.2. Giữ ẩm :

         Yêu cầu nước tưới được thực hiện kết hợp với các biện pháp giữ ẩm ; nhất là trong mùa nắng. Cách giữ ẩm đơn giản là dùng rơm rạ, lục bình, mụn dừa, trấu đã qua xử lý để tủ gốc ; biện pháp này còn nhằm giúp ngăn chặn cỏ dại phát triển và bổ sung dinh dưỡng cho đất. Nên điều chỉnh ổn định mực nước trong mương cách mặt líp 30-40 cm là thích hợp ; vào mùa nắng nên để nước ra vào tự nhiên để rưa phèn, mặn.

         7. Tỉa cành tạo tán :

         + Tỉa cành ban đầu :

         Hom sau khi trồng sẽ đâm nhiều chồi. Tuy nhiên, chỉ giữ lại 1 cành phát triển tốt ôm lấy trụ. Trên giá đỡ, tỉa cành theo nguyên tắc một cành mẹ chỉ chừa lại 1-2 cành con mục đích tạo cho cây có tán tròn. Chọn cành con phát triển tốt để lại và tỉa bỏ tất cả các cành tai chuột, cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh. Đến cuối năm thứ 2, mỗi trụ có khoảng 100 nhánh để khai thác trái.

         Khi nhận được đầy đủ ánh sáng Thanh Long sẽ cho năng suất cao, trái to.

         Sau mỗi vụ thu hoạch cần tỉa cành tạo tán cho cây. Thông thường, có 2 cách tỉa như sau :

        + Tỉa lững :

        Sau khi thu hoạch, cắt bỏ 2/3 nhánh đôi với loại nhánh 2 năm tuổi và những nhánh sâu bệnh, ốm yếu. Khi nhánh dài từ 120 - 150 cm nên bấm đọt để giúp cho cành phát triển tốt và mau cho trái.

        +Tỉa đau :

         Cứ mỗi 5 - 6 năm nên thực hiện 1 lần. Tỉa bỏ tất cả các nhánh già có độ tuổi 5 - 6 năm, chỉ chừa lại những nhánh 1 - 2 năm tuổi. Tỉa bỏ các cành nằm khuất trong tán để tạo thông thoáng cho cây.

Việc tỉa cành tạo tán nên thực hiện đều đặn hàng năm, trong khi tỉa nên giữ lại một số cành đã cho trái để tạo cảm ứng cho cây ra hoa khi thắp đèn. Tất cả cành nhánh đã tỉa cần thu gom mang ra khỏi vườn để làm thức ăn cho gia súc hoặc ủ làm phân bón và ngăn ngừa khả năng lây lan bệnh.

8. Xử lý cỏ dại:

Cần thường xuyên xử lý cỏ dại trước mỗi đợt bón phân để Thanh Long không bị cạnh tranh dinh dưỡng và ngăn ngừa các điều kiện cho sâu, bệnh trú ẩn, phát triển. Khi làm cỏ thường kết hợp với xới xáo và đậy gốc. Trong vườn, có thể dùng máy cắt cỏ hoặc dùng thuốc diệt cỏ. Chỉ sử dụng các loại thuốc được phép lưu hành, lưu ý không sử dụng thuốc cỏ nhóm không chọn lọc (Glyphosate và 2,4 D) có thể ảnh hưởng đến sự phát triển Thanh Long.

9. Bón phân :

9.1. Sử dụng phân bón theo tiêu chuẩn VietGAP :

Kỹ thuật và quy trình quản lý việc sử dụng phân bón khi trồng Thanh Long theo tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu phải ghi chép, lưu trữ hồ sơ đầy đủ các số liệu về các loại phân, liều lượng sử dụng, thời điểm bón phân và cả tên người trực tiếp thực hiện khâu bón phân; trong đó, cần ghi đầy đủ cả số liệu về diện tích đất, độ tuổi cây, sản lượng thu hoạch.

9.2 Chủng loại phân bón :

Các loại phân bón thích hợp đối với Thanh Long bao gồm :

+ Phân hữu cơ cổ điển : Là loại phân nền rất cần thiết cho Thanh Long, phân hữu cơ cổ điển là các loại phân chuồng, phân xanh được ủ hoai mục. Theo quy trình VietGAP, tuyệt đối không được dùng phân chuồng, hay các vật liệu như mụn dừa, trấu mục... chưa qua ủ hoai để bón cho Thanh Long nhằm ngăn ngừa các loại vi sinh vật gây bệnh. Nơi ủ phân phải được bố trí ở nơi riêng biệt, không gây ô nhiễm đất và nguồn nước.

+ Phân hữu cơ vi sinh: Là các loại phân hữu cơ được xử lý bổ sung một hoặc nhiều loại vi sinh vật có ích như vi sinh cố định đạm, vi sinh phân giải lân khó tiêu trong đất, vi sinh phân giải nhanh chất hữu cơ khó tiêu ... do đó, phân hữu số vi sinh có giá trị cao hơn phân hữu cơ cổ điển và thường sử dụng với hàm lượng ít hơn. Hiện nay, thị trường lưu hành khá nhiều loại hữu cơ vi sinh; tuy nhiên, nhà vườn có thể chế biến tại chỗ bằng cách sử dụng các nguồn phân chuồng, trấu, mụn dừa, rơm rạ, lục bình ... để xử lý với các chế phẩm vi sinh. Phổ biến và tiện dụng hiện nay là xử lý phân hữu cơ với nấm Tricoderma ; nguồn xác bã hữu cơ được gom đống, tưới nước vừa đủ ẩm, đạp dẻ rồi pha 20 gram Tricoderma tưới cho mỗi mét khối đống ủ ; sau đó dùng bạt nhựa đậy kín đông ủ, tưới nước bổ sung hàng tuần, cách khoảng 2-3 tuần giở đống ủ để cào đảo. Sau 1,5 - 2 tháng ủ thì có thể sử dụng.

+ Phân hoá học : Bao gồm các loại phân đa lượng (như N, P, K) dùng bón gốc và các loại phân trung lượng và vi lượng (như Ca, Zn, Cu, Fe, Mn, Mg, Bo ... ) thường có nhiều trong phân bón lá.

9.3. Kỹ thuật bón phân :

Trong thực tế, hàm lượng và thời điểm bón phân còn tùy thuộc vào loại đất, mật độ trồng, tuổi cây ... Tuy nhiên, bình quân hàm lượng phân và cách bón có thể tính theo đơn vị trụ Thanh Long như sau :

9.3.1. Giai đoạn kiên thiết ccf bản : (năm thứ 1-2)

+ Bón lót : Phân hữu cơ được bón một lần duy nhất với lượng từ 15 - 20 kg cùng với phân 0,5 kg super lân và 20 gram Basudin lúc đắp mô chuẩn bị đặt hom. Nếu không chủ động được nguồn phân hữu cơ cổ điển thì sử dụng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng từ 2 - 5 kg/trụ tuỳ loại phân.

+ Bón thúc lần 1 : Mổt tháng sau khi trồng bón 25 gram urê + 25 gram DAP cho một trụ hoặc 100 gram NPK 20-20-0 tưới xung quanh cách gốc 5-10 cm. Định kỳ 2 tuần bón một lần, với liều lượng phân như trên. Nếu bón bằng cách rải theo mô thì phải vùi lấp, hoặc dùng rơm rạ đậy lên trên.

+ Bón thúc lần 2,3 : Bón định kỳ cách nhau 3 tháng một lần với liều lượng như sau : 100 gram urê + 100 gram NPK 20- 20-15 cho một trụ. Khi cây ra hoa bón thêm 100 gram NPK 20 - 20 -15 cho một trụ. Nếu đủ dinh dưỡng thì đến cuối năm thứ nhất cây đã cho trái. Cách bón tốt nhất là rải phân chung quanh tán cây cách gốc 20-40 cm và xới nhẹ cho phân được vùi lấp để tránh bị rửa trôi.

9.3.2. Giai đoạn khai thác trái: (từ năm thứ 3 trở đi)

9.3.2.1. Phân hữu cơ : 30-50 kg phân chuồng ủ hoai mục và chia làm 2 lần ; lần 1 sau khi tỉa cành tạo tán chuẩn bị khai thác trái chính vụ, lần 2 vào lúc chuẩn bị thu trái nghịch vụ. Có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh với lượng bón từ 2-5 kg cho 1 trụ, và chia làm 3 đợt bón : lúc vừa thu hoạch xong, lúc ra hoa và lúc nuôi trái.

9.3.2.2. Phân vô cơ : Cần bón khoảng 1,08 kg urê + 3,6 kg super lân + 0,8 kg KC1; tương ứng với lượng phân nguyên chất là 500 gram N + 500 gram P2Os + 500 gram K20 (Thanh Long từ 3-5 năm tuổi) hoặc 1,63 kg urê + 3,6 kg super lân +1,25 kg KC1, tương ứng 750 gram N + 500 gram P2Os +750 gram K20 (Thanh Long từ 5 năm tuổi trở lên).

9.3.2.3. Các giai đoạn bón (8 lần trong năm) :

+ Lần 1 : Sau khi kết thúc vụ thu hoạch chính (khoảng cuối tháng 8 dương lịch) hoặc đã thu hoạch 80% số lượng trái trên vườn bón 200 gram urê + 3,6 kg super lân cho một trụ đối với vườn từ 3 - 5 năm tuổi hoặc 300 gram urê + 3,6 kg super lân cho một trụ đối với vườn trên 5 năm tuổi.

+ Lần 2 : (đầu tháng 11 dương lịch). Bón 200 gram urê + 150 gram KC1 cho một trụ đối với vườn Thanh Long 3-5 năm tuổi, hoặc 300 gram urê + 250 gram KC1 đối với vườn Thanh Long trên 5 năm tuổi.

+ Lần 3 : Cách lần bón thứ nhất 60 ngày. Bón 200 gram urê + 150 gram KC1 cho một trụ (vườn 3-5 năm tuổi) hoặc 300 gram urê + 250 gram KC1 cho một trụ (vườn trên 5 năm tuổi).

+ Lần 4 : Cách lần bón thứ hai 30 ngày. Bón 100 gram urê + 100 gram KC1 cho một trụ (vườn 3-5 năm tuổi) hoặc 150 gram urê +150 gram KC1 cho một trụ (vườn trên 5 năm tuổi).

+ Lần 5, 6, 7, 8 : Tiếp tục bón lượng phân còn lại theo định kỳ 30-35 ngày/lần, lượng phân bón tương tự như lần 4. Mục đích bón phân ở các giai đoạn nầy nhằm nuôi thân, hoa và trái.

 

Tuổi cây

Lượng phân bón nguyên chất (gram/trụ/năm)

N (đạm)

P2O5 (lân)

K2O (kali)

Từ 3 - 5 năm

500

500

500

Trên 5 năm

750

500

750

Từ năm thứ 3-5 quy ra dạng phân sử dụng :

ng

Vườn 3 -5 năm tuổi

Vườn lớn hơn 5 năm tuối

Lượng phân bón (gram)

Lượng phân bón (gram)

 

urê

lân

kali

urê

ỉân

kali

2-3

100

0

100

150

0

150

4

100

0

100

150

0

150

5

100

0

100

150

0

150

6

100

0

100

150

0

150

7

100

0

100

150

0

150

8

200

3.600

0

300

3.600

0

11

200

0

150

300

0

250

1

200

0

150

300

0

250

Có thể thay thế phân đơn bằng phân NPK16-16-8 hoặc 20-20-15 với lượng phân bón từ 2-3 kg/trụ. Có thể bón bổ sung phân urê khoảng 0,1 - 0,2 kg/trụ lúc cây ra đọt non và phân KC1 từ 0,1-0,2kg/trụ lúc cây nuôi quả,

* Cách bón phân : Xới nhẹ chung quanh gốc cây, cách gốc từ 15-30 cm rãi phân đều khắp tán cây và xới cho phân lấp vào trong đất. Mùa khô có thể kết hợp dùng lớp bùn mỏng bồi quanh gốc, và sau cùng dùng rơm rạ hay cỏ khô phủ lên trên. Nói chung, khi bón phân cần chú ý thao tác vùi lấp để rễ cây hấp thu triệt để ít bị mất phân. Riêng phân hữu cơ phải tuyệt đôi ủ hoai mục và tốt nhất cho ủ với các chế phẩm nấm đôi kháng; như nấm Tricoderma ; rất có lợi cho cây.

* Phân bón lá : Nhằm kích thích ra hoa, tăng độ lớn của trái, độ bóng của vỏ trái, độ cứng của tai trái. Chỉ nên sử dụng các loại phân bón lá được phép lưu hành và tuỳ theo nhu cầu mà chọn phân bón lá thích hợp như các trường hợp sau :

+ Sau khi cắt tải tạo tán : Có thể phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao NPK (30-10-10). Phun 7 ngày/lần với liều lượng 30 gram/bình 16 lít.

+ Kích thích ra hoa : Dùng các loại phân có hàm lượng lân cao NPK (15-52-10) phun 1 tuần/lần. Sau khi thụ phấn khoảng 3 ngày dùng phân bón lá NPK (30-10-10) + GA3 với liều lượng the hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Giai đoạn nuôi trái : Dùng phân bón lá NPK (20-20-20) khoảng 20 ngày trước thu hoạch hoặc NPK Ca (12-0-40-3 Ca) với liều lượng 30 gram/bình 16 lít. Phun làm 2 lần cách nhau 7 ngày nhằm tăng độ cứng của vỏ trái, tai trái xanh, bảo quản lâu.

+ Để tăng chất lượng quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (tai lá xanh cứng, dài) có thể sử dụng thêm loại phân bón lá Fervitta (5-5-5) hay loại hữu cơ sinh học  Fish Emulsion (5-1-1).

Tóm lại, để đảm bảo năng suất và chât lượng trái Thanh Long về lâu dài phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho Thanh Long, cân đối NPK trung và vi lượng chủ yếu thông qua việc kết hợp bón phân hữu cơ nhất là phân hữu cơ vi sinh với phân vô cơ. Cân đối giữa phân bón gốc và phân bón lá. Không được lạm dụng phân bón lá, nhất là phân bón lá có chất đều hoà sinh trưởng.

10. Xử lý ra hoa :

Thanh Long thuộc nhóm cây ngày dài, sự ra hoa chịu ảnh hưởng quang kỳ (ánh sáng ngày). Ở Nam bộ Thanh Long bắt đầu ra hoa vào tháng 4 và kéo dài đến tháng 9 là vụ chính vụ. Thời gian này ngày có ánh sáng dài nhất (12 giờ sáng/ngày). Do vậy, muốn Thanh Long ra hoa nghịch vụ (tháng 10 đến tháng 3) cần bổ sung ánh sáng tự tạo bằng đèn chiêu sáng để tạo cảm ứng kích thích Thanh Long ra hoa, cho trái.

* Phương pháp chiếu đèn : Tuỳ theo mùa vụ, mức độ bón phân và ẩm độ trong từng vườn để điều chỉnh số đêm chiếu sáng và số giờ chiếu sáng. Cơ sở của việc bố trí số đêm, số giờ chiếu sáng căn cứ tiến trình hình thành nụ hoa cho đến hoa nở là 18-21 ngày và từ lúc hoa nở đến lúc thu hoạch trái là 28-32 ngày. Thí dụ như vào thời điểm đêm lạnh và dài thì thời gian và số giờ chiếu sáng càng tăng ; thường số đêm chiếu sáng từ 15-20 đêm và mỗi đêm chiếu sáng từ 6-10 giờ là thích hợp cho mỗi đợt tạo trái nghịch vụ.

Kinh nghiệm thực tế thường dùng loại đèn chiếu sáng là bóng đèn tròn ánh sáng vàng có công suất 75 Watt là thích hợp nhất cho Thanh Long. Ngoài ra, lưu ý vị trí treo bóng đèn cần cách cành Thanh Long từ 40-100 cm và chiều cao treo bóng cách mặt đất từ40-120 cm.

11. Tỉa hoa :

Thanh Long ra hoa rất nhiều, nhất là khi xông đèn. Nếu để tự nhiên, trái sẽ nhỏ do cạnh tranh dinh dưỡng ; vì vậy phải tỉa bỏ bớt để chỉ giữ lại trên mỗi cành 1 - 2 hoa là tốt nhất và 2 hoa nầy phải cách xa nhau. Thông thường, một trụ Thanh Long trung bình có 30-35 nụ hoa là vừa. Khi hoa nở được 3 - 4 ngày thì cho rút các cánh hoa đã héo để giảm điều kiện phát sinh bệnh thán thư trên trái, chỉ chọn những quả phát triển tốt, không dấu vết sâu bệnh.

12. Bao trái :

Thực tế cho thấy cách bao trái là biện pháp hữu hiệu giúp bảo quản và nâng cao giá trị thương phẩm của Thanh Long nhằm ngăn ngừa các loại côn trùng chích hút.

Sau khi hoa thụ phấn được 3 - 4 ngày, ngắt bỏ phần cánh hoa đã héo, dùng bao PE để bao trái. Bao PE được cắt bỏ ở 2 bên gốc đáy độ 2 cm để thoát hơi nước. Dùng dây ni-lông cột miệng bao dính vào cành Thanh Long.

13. Các loài sâu hại thường gặp :

13.1. Kiến :

Kiến lửa và kiến kim gây hại bằng cách cắn phá dây và mầm hoa, tai lá, nụ hoa làm giảm năng suất và giảm phẩm trái.

Biện pháp phòng trị cần thiết là thực hiện thường xuyên việc vệ sinh vườn để kiến không có nơi trú ẩn. Đồng thời, kết hợp dùng các loại thuốc diệt kiến như cách dùng bã mồi hỗn hợp xác dừa khô với Regent cho vào các túi vải nhỏ treo trong vườn hoặc dùng thuốc sinh học gây bệnh trong quần thể kiến. Tuy nhiên, cần lưu ý khi dùng thuốc diệt kiến cần tuân thủ các yêu cầu cách ly thời gian ngưng thuốc để đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.

13.2. Bọ xít :

Bọ xít chích hút trực tiếp gây tổn thương ở tai trái, vỏ trái và đọt cành non và là tác nhân gián tiếp cho các loại nấm bệnh và vi khuẩn khác xâm nhập gây hại.

Biện pháp phòng trị là thường xuyên vệ sinh vườn, phát dọn các nơi rậm rạp và không sử dụng các loại phân chuồng chưa ủ hoai. Bọ trưởng thành có kích thước khá lớn nên dễ phát hiện và bắt bằng tay, nhất là lúc mặt trời vừa khuất nắng kết hợp sử dụng các loại thuốc trừ bọ xít trong danh mục cho phép.

13.3. Ruồi đục trái :

Gây hại phổ biến trên các loại cây ăn trái bằng cách chích hút trái và đẻ trứng ; trứng nở thành ấu trùng dòi làm thối và rụng trái.

Biện pháp phòng trị cần thiết là thường xuyên vệ sinh vườn để hạn chế tiến trình ấu trùng của ruồi hóa nhộng trong đất, thu gom tiêu hủy trái rụng kết hợp dùng các loại thuốc như Vizubon- D để treo trong vườn theo định kỳ 2 tuần thay thuốc 1 lần hoặc dùng bã mồi Sofri protein + Fipronil 5% để đặt bã. Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp bao trái sau khi hoa thụ phấn được 3 -7 ngày.

13.4. Ốc Sên :

Thường ốc sên phát triển mạnh trong mùa mưa, ban ngày trú ẩn ở nơi rậm, ẩm và tập trung cắn phá cành non, hoa, trái vào ban đêm.

Biện pháp phòng trị là dùng thuốc diệt Ốc như : Balucide, Yellow-K, Deadline Bullet... phun vào bông, tẩm vàotrái hoặc đặt bã trong vườn.

14. Các loại bệnh thường gặp:

14.1. Bệnh thối cành :

Do nấm Alternaria sp làm cành Thanh Long kém phát triển, úa vàng, mềm th


Xem thêm










CS-Xử lý cho thanh long nghịch vụ

Mùa thanh long tự nhiên là từ tháng 4 tới tháng 9, tuy nhiên, vào mùa nghịch, một số nhà vườn đã dùng kỹ thuật chong đèn tạo quả trái vụ để chủ động thu hoạch...



Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng