CS-Trồng thanh long trong chậu làm cây ăn quả, vừa làm cây bonsai thu lãi cao

2020-08-29 23:21:29

Thanh long là loại quả mang ý nghĩa cát tường, thịnh vượng. Trưng bày cây thanh long trong nhà vào những ngày xuân sẽ mang đến ý nghĩa phú quý, sức khỏe và vận may cho gia đình. Trồng thanh long trong chậu vừa thu hái được quả, vừa làm cây cảnh bonsai rất hiệu quả mà hiện nay đã được một số hộ gia đình trồng mô hình thanh long trong chậu thu được lợi nhuận cao.

Trồng thanh long trong chậu là những biện pháp thích hợp nhất đối với những gia đình thích trồng cây nhưng lại hạn chế về không gian. Tuy nhiên khi trồng cây trong chậu để ra sai quả thì cần có cách trồng và chăm sóc phù hợp. Dưới đây là mô hình trồng và kỹ thuật trồng, chăm sóc cây thanh long trong chậu đạt hiệu quả cao, bạn đọc có thể tham khảo.

Trồng thanh long trong chậu trưng bày bán tết

1. Mô hình trồng thanh long trong chậu hiệu quả
- Thông thường cây thanh long chỉ trồng trên đất đồi trọc hoặc đất ruộng bằng phẳng. Tuy nhiên đã có một số hộ gia đình ở Uông Bí, Quảng Ninh đã phát triển trồng cây thanh long trên chậu để thu quả và làm cây bonsai bán cả chậu và cây.

- Trồng thanh long trong chậu bình quân 8-10 quả/chậu/lứa/tháng. Mỗi quả trung bình nặng 6-9gram/quả.
- Trồng thanh long vừa thu hoạch được quả để bán, vừa bán được cả chậu cây thanh long làm cây cảnh.

Mô hình trồng thanh long trong chậu

- Việc trồng thanh long trong chậu giúp quả to và phát triển hơn trồng ở ngoài đất và có thể điều chỉnh được quả ra quanh năm để cho thu hoạch.

- Ưu điểm trồng cây trên chậu: là có thể trồng cây thanh long với mật độ dày hơn khoảng 4 cây/chậu và đặt 2 chậu/m2, chăm sóc cây cũng thuận tiện hơn, sâu bệnh hại trên cây thanh long cũng ít hơn. Trồng cây thanh long sau một năm cây bắt đầu cho thu hoạch quả.

+ Trồng thanh long trong chậu còn giúp nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây hiệu quả hơn, không thoát ra bên ngoài, nên lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây ít hơn, mà vẫn giúp quả và cây vẫn phát triển khỏe mạnh.
 
- Hạn chế: Trồng trong chậu nguồn đất trong chậu ít nên cây thiếu dinh dưỡng được cung cấp từ đất.

- Tuy nhiên, khi trồng cây thanh long trong chậu cần chú ý đến giá thể trồng cần chứa nhiều phân chuồng hoai mục sẽ giúp đất có độ tơi xốp cao, giữ ẩm tốt, và giàu dinh dưỡng.

- Cùng với đó việc chọn giống phù hợp cũng góp phần tạo nên một chậu cây khỏe sai quả như các giống thanh long ruột đỏ TN4, thanh long ruột đỏ thái Lan có khả năng chịu hạn và kháng bệnh tốt, khả năng sinh trưởng khỏe nên có thể ra hoa đậu quả tốt.

2. Kỹ thuật trồng cây thanh long
2.1. Chuẩn bị dụng cụ trồng cây thanh long
- Thanh long là loại cây rễ bàng, ăn cạn vì vậy trước khi trồng cây thanh long cần thiết kế chậu trồng phù hợp cho cây. Chậu trồng cây thanh long nên chọn chậu xi măng, là loại chậu bền và giá thành phù hợp đối với các hộ gia đình. Nếu có thể tự làm chậu, bà con nên thiết kế kích thước phù hợp, để tạo được không gian cho bộ rễ cây phát triển và đủ dinh dưỡng. Chậu trồng cần có kích thước cao 40cm, rộng 70cm dưới đáy chậu phải có lỗ thủng rộng 20-27mm để bầu có thể thoát nước.

- Chuẩn bị cột bằng xi măng có đường kính vuông 9-10cm theo kích thước của chậu, chiều cao từ 1-1,3m và dưới chân cột nên để 2 dâu làm trụ khi trôn vào chậu làm đế giữ cột.

2.2. Chuẩn bị đất trồng cây thanh long
- Đất trồng thanh long phải tơi xốp thông thoáng, không bị ngập nước vào mùa mưa lũ, độ pH của đất cao từ 5,5-7,5, thì trong đất mới có nhiều chất giúp cây phát triển tốt hơn.

Chuẩn bị giá thể trồng cây thanh long trong chậu

- Sử dụng 5kg phân chuồng ủ hoai mục + nấm Trichoderma + 0,2-0,3kg phân NPK 10-50-10+TE + phân lân + vỏ trấu + than bùn trộn đều với đất trồng cho cây.

2.3. Chọn giống cây thanh long
- Trồng cây thanh long bạn cần chú ý đến chọn giống cây chịu hạn, chịu đựng được sâu bệnh hại tấn công, khả năng sinh trưởng phát triển tốt.

- Hiện nay có một số giống thanh long ruột đỏ chịu hạn tốt như TN04, giống thanh long Thái Lan và một số giống thanh long ruột trắng cũng có khả năng chịu hạn tốt.
 
- Chọn cành to khỏe, không sâu bệnh, tuổi cành trên 6 tháng, hom giống dài 30-40cm, đáy hom dài 3-5cm, được cắt bỏ phần vỏ bên ngoài để lại phần lõi để tránh thối hom giống.

- Xử lý cành hom: Sau khi chuẩn bị được cành hom xong, nhúng cành hom vào dung dịch thuốc trừ nấm Benlate nồng độ 0,1% ngâm trong 5 phút sau đó vớt lên. Để cành hom nhanh ra rễ bạn có thể ngâm cành vào dung dịch Auxin K-IAA hoặc NAA trong 3-5 giây nhúng nhanh giúp rễ cây nhanh phát triển.

Chọn cành hom cây thanh long

2.4. Kỹ thuật trồng cây thanh long trong chậu
- Hom bạn có thể trồng trực tiếp vào trong chậu, khi trồng đặt phần lõi xuống đất, phần mặt phẳng của cây thanh long nên đặt sát vào trụ để bộ rễ phát triển có thể ôm vào trụ. Sử dụng dây buộc cành vào trụ, mỗi chậu trồng có thể đặt 4 hom cây thanh long. Sau khi trồng xong bạn nên tưới đẫm nước cho cây.

3. Chăm sóc cây thanh long trong chậu
3.1. Vị trí đặt chậu cây thanh long
- Cây thanh long là cây trồng ưa ánh sáng, khi cây đạt đủ ánh sáng cây mới ra hoa và đậu quả. Vị trí đặt chậu cây không được che ánh sáng mặt trời quá 30% diện tích chiếu sáng, vì vậy nên đặt cây trực tiếp ngoài trời để hứng nắng.

3.2. Cung cấp nước tưới
- Trong quá trình chăm sóc chậu cây cần chú ý giữ ẩm tốt, trời nắng cần tưới nước ngày 1 lần, còn trời mát thì 2 ngày tưới 1 lần. Bạn có thể sử dụng phương pháp che ủ gốc bằng rơm rạ để giữ ẩm cho chậu cây. Sử dụng hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt để đảm bảo độ ẩm cho chậu và tiết kiệm được nguồn nước.

- Đối với chậu trồng không có đế nên lấy vật cứng nâng chậu cao lên, điều này giúp rễ cây không mọc qua lỗ thoát nước làm bít lỗ thoát nước của cây thanh long.

Lắp đặt hệ thống phun sương cây thanh long

3.3. Bón phân cho cây thanh long
- Bón lót: Sau khi trồng cây thanh long trong chậu được 15-20 ngày nên tiến hành bón lót cho cây đợt đầu với lượng ít. Vì lúc này trong đất trồng đang còn nhiều dinh dưỡng. Bón 1-2 kg phân chuồng ủ hoai mục như phân gà, phân dê, phân trùn quế

- Bón phân định kỳ: Sau mỗi lần cây cho thu hoạch quả cần bón bổ sung thêm 0,1-0,2kg phân NPK và phân chuồng hoai mục. Nên định kỳ mỗi tháng 1 lần để cây nuôi quả lứa sau.

3.4. Phòng trừ sâu bệnh hại chậu thanh long
- Khi trồng cần đặt phần đế chậu cao khoảng 20cm để ngăn côn trùng xâm hại rễ cây. Đồng thời môi trường đất không nên để ẩm quá thường xuyên nên nấm bệnh hại cây thanh long cũng không tồn tại sẽ giảm được chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

- Trong quá trình chăm sóc chậu cây cần chú ý giữ ẩm tốt, trời nắng cần tưới nước ngày 1 lần, còn trời mát thì 2 ngày tưới 1 lần. Bạn có thể sử dụng phương pháp che ủ gốc bằng rơm dạ để giữ ẩm cho chậu cây. Sử dụng hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt để đảm bảo độ ẩm cho chậu và tiết kiệm được nguồn nước.

Cây thanh long trồng chậu ít bị sâu bệnh hại tấn công, không tốn quá nhiều công chăm sóc. Đặc biệt có thể tạo hình cân đối số quả trên cây và giúp gia tăng mật độ trồng. Quy trình trồng cây thanh long không khó, bạn có thể tận dụng khoảng sân thừa, một góc vườn nhỏ hoặc sân thượng để trồng loại trái cây thơm ngon này, vừa ăn quả vừa làm cây cảnh bonsai.

Theo camnangcaytrong.com

Ý kiến bạn đọc ()
Nguyễn thị bích mai
03/04/2021 08:22

Tôi muốn mua nguyên chậu này được ko

Trả lời


Xem thêm









CS-Xử lý cho thanh long nghịch vụ

Mùa thanh long tự nhiên là từ tháng 4 tới tháng 9, tuy nhiên, vào mùa nghịch, một số nhà vườn đã dùng kỹ thuật chong đèn tạo quả trái vụ để chủ động thu hoạch...




Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng