CB-Vịt mắc bệnh thương hàn: Dùng kháng sinh như thế nào để không giảm tỷ lệ đẻ?

2020-11-22 15:52:25

Bệnh thương hàn vịt là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Sallmonella gây ra. Bệnh thường xảy ra ở vịt con giai đọan 3 -15 ngày tuổi, vịt lớn và vịt đẻ. Vịt đẻ nhiễm bệnh, vi khuẩn sẽ nhiễm vào trong trứng, khi vịt con mới nở đã bị nhiễm bệnh.

Đối với trường hợp vịt đẻ bị nhiễm bệnh thương hàn, nếu phát hiện sớm và điều trị nhanh thì không có ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ trứng. Trong trường hợp dùng thuốc thời gian dài mới ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ.

Khi vịt đẻ mắc bệnh thương hàn, bà con áp dụng phác đồ điều trị sau: 
+ Cho toàn bộ đàn vịt uống nước tỏi. Cách làm như sau: dùng 100g tỏi pha với 10 lít nước, sau đó gạn nước trong cho vịt uống. Phần bã tỏi bà con dùng  để trộn vào thức ăn.+ Dùng thuốc một trong những loại kháng sinh sau:  FLORFENICOL 20%, hoặc NEOMYCIN 10%, hoặc BICEPTON, hoặc FLOR 30%, hoặc THIAMPHENICOL 20% trộn vào thức ăn/nước uống cho vịt, sử dụng  5-7 ngày.
+ Tăng cường trợ sức cho đàn vịt bằng những loại sau: điện giải GLUCO –KC + MUNTIVIT C+ SUPER VITAMIN ADE + thuốc giải độc gan thận. Những loại trên pha vào nước uống hàng ngày của vịt, sử dụng kéo dài 10-15 ngày.

Cổng Nông Dân 


Xem thêm


N-Lưu ý khi tái đàn vật nuôi

Ðể hạn chế những rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế khi nhập đàn, tái đàn gia súc, gia cầm, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật.


N-Chăm sóc gia cầm sau mưa lũ

Sau mưa lũ, nguồn thức ăn cho gia cầm khan hiếm. Đồng thời, môi trường cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đây được xem là thời điểm dễ phát sinh dịch






N-Bí quyết chọn vịt giống

Chăn nuôi vịt nói chung và vịt thịt nói riêng thì khâu chọn vịt giống đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển...



N-Kinh nghiệm úm ngan vào mùa hè

Việc úm ngan giúp nâng cao chất lượng nuôi, giảm bớt tỷ lệ hao hụt. Tuy nhiên vào mùa hè khi nhiệt độ cao, nóng bức, cần có những lưu ý kỹ thuật riêng



Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng