CB-Các bệnh thường gặp trên đà điểu

2024-01-03 07:45:09

Đà điểu là vật nuôi rất nhanh lớn, thời gian nuôi ngắn, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên trong quá trình nuôi, đà điểu vẫn có thể bị mầm bệnh tấn công.  

Bệnh do virus
Trong quá trình nuôi, đà điểu có thể mắc bệnh đậu và Newcastle. Để phòng bệnh, cần thực hiện theo khuyến cáo của Cục Thú y, sử dụng vaccine cho hai loại bệnh này bằng phát đồ như sau: Bệnh đậu: Chủng vaccine đậu cho đà điểu từ 7 ngày tuổi; Bệnh Newcastle: Sử dụng vaccine Avinew lần 1 cho 8 ngày tuổi và sau 14 ngày tuổi nhỏ lần 2, sau đó 21 ngày tiêm vaccine vô hoạt nhũ dầu.

Bệnh do vi trùng gây ra ở đường tiêu hóa
Nguyên nhân: Do thức ăn không đảm bảo vệ sinh, nhất là thức ăn xanh; Thời tiết thay đổi, việc chăm sóc không tốt làm sức đề kháng giảm sút, vi khuẩn cư trú trong đường tiêu hóa trỗi dậy gây bệnh; Chuồng trại không được vệ sinh và sát trùng đầy đủ.

Triệu chứng: Con vật bỏ ăn hoặc ăn ít, có khi mổ thức ăn nhưng không nuốt. Đi phân lỏng, có khi không có phân mà chỉ có nước đặc màu xanh, trắng đục hoặc vàng. Dáng đi xiêu vẹo, hay nằm, sống lưng gồ cao. Cơ thể bị sốt, lông dựng, niêm mạc miệng khô.

Trị bệnh: Khi phát hiện bệnh thì cần cách ly con vật với đàn và dùng một số cách sau để điều trị: Cách 1: Tiêm bắp: Ka-Ampi 1 g/50 kg trọng lượng; B-Complex 1 ml/10 kg trọng lượng. Liệu trình điều trị liên tục từ 3 – 5 ngày. Cách 2: Tiêm bắp: Macbovitryl 1 ml/10 kg trọng lượng; B-Complex 1 ml/10 kg trọng lượng. Trường hợp con vật bị sốt thì tiêm bắp Vime-ABC 1 ml/15 kg trọng lượng, tiêm 3 ngày liên tục. Nếu con vật không ăn cần cho uống ngày 2 – 3 lần dung dịch: Điện giải + Glucoza + Cám.

Bệnh đường tiêu hóa không có căn nguyên do vi trùng
Nguyên nhân
: Do đà điểu ăn thức ăn khó tiêu hóa như ăn bột bắp, rau, cỏ quá già; Con vật bị bỏ đói, khẩu phần dinh dưỡng không cân đối; Chuồng trại không được dọn sạch; Thay đổi thức ăn xanh đột ngột.

Triệu chứng: Khi bị bệnh, đà điểu có hiện tượng ủ rũ, bỏ ăn hoặc ăn giả, bụng căng cứng, bài tiết liên tục nhưng không có phân mà chỉ có nước đặc màu trắng, nặng thì nôn mửa. Khi đổ nước cho uống và thức ăn cho ăn, thường không nuốt được mà ộc ra ngoài. Kiểm tra bụng thấy bụng căng cứng hoặc có cảm giác đau nếu ăn phải mảnh kim loại.

Trị bệnh: Chủ yếu là phòng bệnh, điều trị thường cho kết quả kém nhất là trường hợp bị xoắn ruột hoặc ăn phải ngoại vật. Nếu phát hiện thì có thể tách riêng và điều trị như sau: Cho uống MgSO4 1 gói/30 – 50 kg trọng lượng. Cùng đó, cho uống dầu Praphin hoặc cho ăn rau lang (nếu con vật ăn được). Đồng thời, bổ sung thêm đường Glucoza và điện giải.

Bệnh do chấn thương cơ học
Nguyên nhân: Do trong quá trình nuôi, đà điểu hoảng loạn, đâm phải trụ rào hoặc cây bóng mát. Hoặc quá trình bắt, thao tác không đúng kỹ thuật. Ngoài ra, việc xây dựng không đúng cách, có những vật sắc nhọn trên hàng rào cũng là nguyên nhân khiến đà điểu bị chấn thương.

Triệu chứng: Đà điểu có thể bị rách da, gãy chân, gãy cánh.

Xử lý: Đối với vết thương ngoài da: Tiêm Novocain xung quanh vùng tổn thương (giảm đau). Dùng nước muối hoặc cồn 700 để sát trùng vết thương và khu vực quanh vết thương.

Dùng kéo cắt cho vết thương gọn, rắc bột kháng sinh (dùng Streptomycin: 1 – 2 g), tiếp theo khâu kín vết thương. 

Kiểm tra lại vết thương sau xử lý, tiêm Penicillin, 1 triệu UI/50 kg/lần (chỉ cần tiêm 1 lần).

Trường hợp vết gãy cách xa gốc cánh, chưa làm thủng da, đứt mạch máu: Sau khoảng 20 – 40 ngày, tùy theo độ tuổi con vật thì có thể tháo băng. Hàng ngày theo dõi, thấy vết thương thâm đen, sưng to, bên trong có dịch thì có thể vết thương đã bị nhiễm trùng, lúc này cần xử lý cắt bỏ phần cánh hư (phương pháp cắt cánh sẽ trình bày ở phần sau). Dùng 2 nẹp tre nẹp hai bên, cố định xương lại làm sao khi thả ra hai đầu xương gãy ăn khớp với nhau, không dịch chuyển được.  

Theo nguoichannuoi.vn


Xem thêm



N-Kỹ thuật nuôi nhím sinh sản

Nuôi nhím sinh sản là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi thức ăn dễ kiếm, hình thức nuôi đơn giản và tốn ít chi phí đầu tư.










Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng