CB-Bệnh ở dạ dày của loài nhai lại - Phần 3: Liệt dạ cỏ

2019-07-27 08:51:50

Cổng Nông Dân xin giới thiệu tới bà con những nguyên nhân dẫn tới bệnh liệt dạ cỏ, cũng như các triệu chứng nhận biết, phương pháp phòng và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

Ảnh minh họa

Liệt dạ cỏ là bệnh làm cho dạ cỏ co bóp kém và dẫn đến liệt. Thức ăn trong dạ cỏ, dạ múi khế không được đưa về phía sau, tích lại tại đây bị thối rữa, lên men sinh ra chất độc, làm cho cơ thể bị trúng độc và hại cho hệ thống thần kinh thực vật. Kết quả làm trở ngại cơ năng vận động của dạ cỏ, làm vật nuôi giảm ăn, giảm nhai lại và thường kế phát viêm ruột, cuối cùng vật nuôi trúng độc chết. Bệnh thường thấy ở trâu, bò, còn ở dê, cừu ít mắc.

1. Nguyên nhân

- Do thay đổi thời tiết, thay đổi khẩu phần ăn.
- Do chăm sóc nuôi dưỡng không đúng phương pháp: Cho vật nuôi ăn nhiều thức ăn tinh, ít thức ăn thô xanh. Khai thác vật nuôi quá sức. 
- Do kế phát từ các quá trình bệnh lý làm giảm nhu động dạ cỏ: sốt cao, cảm nắng, cảm nóng, viêm màng bụng… 

2. Triệu chứng

Thể cấp tính:
Vật nuôi giảm ăn, mệt mỏi, niêm mạc miệng khô, khát nước, thích ăn thức ăn thô hơn thức ăn tinh, giảm nhai lại hoặc ngừng hẳn, nhu động dạ cỏ kém hoặc mất, ợ hơi liên tục, hơi có mùi hôi thối. 
Sờ nắn vùng dạ cỏ qua trực tràng thấy thức ăn như cháo đặc, vùng bụng trái sưng to. Vật nuôi khó thở. 
Phân lỏng lẫn chất nhầy. Trong trường hợp bệnh liệt dạ cỏ kế phát viêm ruột thì phân loãng và thối. 
Nếu bệnh nặng vật nuôi lên cơn co giật và chết. 

Thể mạn tính: 
Vật nuôi ăn uống thất thường, nhai lại giảm, ợ hơi thối, miệng hôi, vùng dạ cỏ mềm. Dạ cỏ giảm nhu động nên vật nuôi thường chướng hơi nhẹ, phân lúc táo, lúc lỏng. 
Trường hợp không kế phát bệnh khác: nhiệt độ bình thường, vật nuôi gầy dần, sau đó suy nhược rồi chết.
Nếu không kế phát chướng hơi, thể tích dạ cỏ không tăng. 
Nếu bệnh kéo dài, vật nuôi sốt cao do bị viêm ruột cấp, có thể đi ỉa ra máu. 

3. Phương pháp điều trị

Hộ lý: Tăng cường vận động, giảm thức ăn tinh, tăng thức ăn thô, xanh, cho uống nước không hạn chế.

Điều trị:

Các loại lá, củ trên giã nhỏ riêng từng loại, hoà trong 1 lít nước, vắt kiệt, bỏ bã, đổ rượu (100 – 150 ml) vào cho uống, ngày 2 lần.

Cho nhịn ăn: Ngay sau khi phát hiện ra bệnh cần cho vật nuôi nhịn ăn 1 - 2 ngày nhưng phải cho uống đủ nước (nếu vật nuôi không tự uống nước bà con phải đổ vào miệng cho chúng, mỗi lần 5 - 7 lít nước ấm có hoà thêm ít muối ăn, ngay sau khi cho uống nước thuốc trên).

Kích thích nhu động dạ cỏ: Xoa bóp bằng các tinh dầu thực vật, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 15 phút. Hoặc bà con có thể dùng các thuốc: Pilocarpin 0,2 - 0,3 g/con, tiêm dưới da; Strychnin sulphat 0,05 - 0,1 g/con.

Phục hồi nhu động dạ cỏ: Cho 0,5 - 0,8 lít rượu trắng vào lượng bã gừng ở trên, để 5 - 7 phút, dùng giẻ sạch gói bã gừng lại, xoa từ đầu đến đuôi dọc theo xương sống. Xoa nhiều vào vùng bụng và hõm hông trái. Dùng lực của 2 tay xoa mạnh vào vùng hõm hông trái theo chiều kim đồng hồ khoảng 30 - 40 lần. Sau đó dùng đòn khiêng đưa qua bụng dưới vật nuôi nâng lên hạ xuống từ từ (lúc đầu cần làm hết sức nhẹ nhàng, khi vật nuôi đã quen thì bà con nâng mạnh dần lên). Cứ 1 giờ bà con tác động như trên khoảng 15 phút. Cách làm trên được duy trì đều đặn cho đến khi vật nuôi tự ợ lên nhai lại thì thôi.

Thải trừ các chất chứa: Cho vật nuôi uống thuốc tẩy MgSO4, Na2SO4, thụt rửa dạ cỏ bằng dung dịch Natribicarbonat 1%.

Làm giảm sự toan huyết: Tiêm tĩnh mạch dung dịch NaHCO3 3%, với liều 200 – 300 ml/con, Glucoza ưu trương 20 - 40% từ 300 – 500 ml/con.

Trợ sức, trợ lực: Tiêm bắp

Những trường hợp phát hiện sớm được điều trị kịp thời, thường sau 24 giờ vật nuôi trở lại bình thường. Bệnh kéo dài quá 10 - 15 ngày, tiên lượng sẽ rất xấu, khó điều trị.

Trường hợp bệnh nặng: Ngoài liệt dạ cỏ vật nuôi còn bị nghẽn dạ lá sách. Biểu hiện trong dạ cỏ chứa nhiều nước, vật nuôi hay ngoảnh đầu về bên phải hoặc lấy mõm thúc vào vùng dạ lá sách. Trong trường hợp này, bà con dùng 300 - 500 g MgSO4 hoà nước cho uống.

Để phòng bệnh kế phát trở lại, sau khi điều trị khỏi phải cho vật nuôi ăn thức ăn xanh dễ tiêu, cho ăn nhiều lần/ngày trong tuần đầu khỏi bệnh.

Trong phần 3 này, Cổng Nông Dân đã giới thiệu tới bà con những kiến thức liên quan tới bệnh liệt dạ cỏ. Ở phần tiếp theo, Cổng Nông Dân sẽ giới thiệu tới bà con các biện pháp phòng và điều trị bệnh tắc nghẽn lá sách. Mời bà con đón đọc.

Cổng Nông Dân

 


Xem thêm

N-Kỹ thuật chăn nuôi dê mùa đông

Dê là loài động vật ăn tạp, dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao. Tuy nhiên, vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp, làm cho dê tiêu tốn nhiều năng lượng...




N-Phương pháp nuôi dê sữa con

Kinh nghiệm cho thấy dê mẹ không ham con đến cao độ như bò, cho nên ta có thể yên tâm cho dê con sống gần bên mẹ chúng trong ba bốn ngày đầu


N-Kỹ thuật nuôi dê thương phẩm

Đã có nhiều hộ làm vườn kết hợp với chăn nuôi Dê rất hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, một số hộ cũng không tránh khỏi những vướng mắc về kỹ



CB-Cách chữa trị dê chướng bụng

Khi phát hiện dê bị chướng bụng đầy hơi thì việc can thiệp kịp thời là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần xác định nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi...






Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng