N-Kỹ thuật xây dựng chuồng trại dê

2023-10-14 10:24:57

Ðể việc chăn nuôi dê thành công, ngoài yếu tố con giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh… thì người nuôi đặc biệt quan tâm tới cách làm chuồng trại. Bởi khi chuồng trại được xây dựng đúng kỹ thuật sẽ tạo nơi ở thoải mái và phòng dịch bệnh hiệu quả, giúp dê sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Vị trí
Chuồng nuôi không nên xây dựng quá gần nhà vì sẽ làm ô nhiễm môi trường sống của gia đình hoặc không quá xa nhà. Hướng chuồng thích hợp là hướng Đông và Đông Nam để đảm bảo chuồng trại ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.

Vật liệu làm chuồng
Gỗ tận dụng, tre, nứa, tầm vông, thân cây dừa, thân cây cau…
Các loại lá tranh, dừa nước, ngói… đều có thể làm nguyên liệu để lợp mái.
Hiện nay, có hai dạng chuồng phổ biến nhất là: Chuồng sàn có chia ngăn và chuồng sàn không chia ngăn. Chuồng sàn có chia ngăn áp dụng cho hình thức chăn nuôi dê lấy sữa, dê hậu bị và dê con. Chuồng sàn không chia ngăn áp dụng cho chăn nuôi dê lấy thịt.

Sàn chuồng
Sử dụng các vật liệu cứng bền như gỗ và làm sàn cao hơn mặt đất khoảng 40 – 60 cm. Các thanh lót chuồng phải được làm đều nhẵn và thẳng, có khe hở chỉ rộng khoảng 1,2 – 1,5 cm bảo đảm cho phân và nước thải dê lọt xuống, không nên làm khe hở quá rộng vì sẽ làm cho dê bị kẹt chân.

Vách ngăn và cửa
Vật liệu làm vách ngăn cũng giống như vật liệu làm sàn như gỗ, tre… Kích thước giữa các thanh vách cách nhau từ 8 – 15 cm, có độ cao từ mặt sàn lên 1,2 – 1,5 m.

Cửa chuồng
Chuồng sàn chia ngăn cửa không cần làm rộng quá mà chỉ cần đủ để cho dê đi ra, đi vào dễ dàng với khoảng cách 35 – 40 cm, chiều cao khoảng 1 m.

Mái lợp
Chuồng có thể lợp 1 mái hoặc 2 mái, mái ngắn hoặc mái dài tùy theo quy mô chuồng trại.

Nền đất

Nền đất phía dưới sàn chuồng nên làm cao hơn bề mặt tự nhiên khoảng 0,3 m, nền đất nên được nện chặt hoặc có điều kiện kinh tế có thể làm nền bằng xi măng hoặc lót gạch.

Máng ăn và máng uống
Đối với máng thức ăn thô nên treo bên ngoài vách ngăn với chiều cao vừa tầm cho từng loại dê khoảng 35 – 50 cm và có chỗ đủ cho dê có thể đưa đầu ra ngoài dễ dàng. Kích thước máng đáy khoảng 20 – 30 cm, thành bên ngoài khoảng 30 – 40 cm, thành bên trong khoảng 20 – 30 cm và chiều dài tùy thuộc vào từng kiểu chuồng mà người dân xây dựng.

Đối với máng thức ăn tinh, nên dùng gỗ ván hoặc xô chậu nhưng phải thật chắc chắn để dê không phá phách được.

Máng uống có thể sử dụng xô, chậu gắn chặt vào vách chuồng để cung cấp nước uống cho dê.

Chuồng sàn không chia ngăn
Người nuôi chỉ cần làm cửa chuồng rộng đủ để cho toàn bộ đàn dê ra vào dễ dàng là được. Máng ăn có thể đặt chạy dài theo mái lợp. Nước uống đặt ở cửa và sân chơi. Tuy nhiên đối với những con dê con mới sinh, cần phải làm vách ngăn riêng cho chúng để tránh hao hụt đối với dê con.

Chuồng úm dê con
Kích thước chuồng úm dê con có chiều dài 0,8 – 1,2 m, rộng 0,6 – 0,8 m, cao 0,6 – 0,8 m. Quanh chuồng úm có thể làm thêm rèm che để che chắn cho dê con tốt nhất.

Nguyễn Hằng (Tổng hợp)

Theo nguoichannuoi.vn


Xem thêm

N-Kỹ thuật chăn nuôi dê mùa đông

Dê là loài động vật ăn tạp, dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao. Tuy nhiên, vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp, làm cho dê tiêu tốn nhiều năng lượng...



N-Phương pháp nuôi dê sữa con

Kinh nghiệm cho thấy dê mẹ không ham con đến cao độ như bò, cho nên ta có thể yên tâm cho dê con sống gần bên mẹ chúng trong ba bốn ngày đầu


N-Kỹ thuật nuôi dê thương phẩm

Đã có nhiều hộ làm vườn kết hợp với chăn nuôi Dê rất hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, một số hộ cũng không tránh khỏi những vướng mắc về kỹ



CB-Cách chữa trị dê chướng bụng

Khi phát hiện dê bị chướng bụng đầy hơi thì việc can thiệp kịp thời là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần xác định nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi...







Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng