SB-Bệnh thối đen ở na (mãng cầu) - mối lo ngại của nhà nông

2021-09-20 17:01:34

Cây na, một cây trồng phổ biến, loại cây khá dễ trồng, thích hợp với nhiều điều kiện khí hậu, môi trường khác nhau. Để cây phát triển toàn diện bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, cách chăm sóc thì việc kiểm soát các loại sâu, bệnh hại trên cây trồng là biện pháp rất quan trọng.

Trên cây na hiện có một số các loại sâu, bệnh thường gặp như: thán thư, rệp bông, sâu đục quả, thán thư... Trong đó hiện tượng thối khô quả na, ở một số nơi còn gọi là điếc đen quả na rất hay gặp. Vậy nguyên nhân là gì cũng như cách phòng ngừa hiệu quả cho hiện tượng này.

Bệnh thối đen na (mãng cầu) mối lo ngại của nhà nồng

1. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh gây hại của bệnh

- Bệnh thối khô quả na do nấm Lasiodilodia thobromae gây nên.
- Một nguyên nhân khiến bệnh này dễ có cơ hội phát sinh, phát triển hơn đó chính là điều kiện khô hạn, mưa nắng xen kẽ và mật độ trồng cao. Vì vậy bệnh chết khô thường gây hại nặng trọng vụ hè thu, từ tháng 6 đến tháng 8 dương lịch.
- Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Đối với cây ở giai đọan rụng lá, bệnh tấn công vào cành nhỏ, cành tăm.
- Vào giai đoạn cây ra quả, nấm tấn công trực tiếp và quả, gây hiện tượng khô, điếc quả.

2. Đặc điểm, triệu chứng bệnh thối khô quả na

Loại nấm này có thể gây hại tất cả các bộ phận trên cây, lá, cành quả.
- Đối với lá: Thường xuất hiện các đốm đen, xung quanh viền vàng, bệnh nặng có thể khiến lá vàng và rụng sớm.
- Nụ hoa: khả năng thụ phấn kém, thâm đen, rụng nhiều.
- Trên cành: Thường gây hại các cành tăm, cành nhỏ, cành phát triểm kém và dần dẫn đến chết khô.
- Đối với quả: Đây là ảnh hưởng nặng nhất đối với cây na. Ở giai đoạn đầu, vỏ quả chuyển màu đen, khô dần. Tiếp đến, toàn bộ thịt của quả thành nâu đen, hóa bầm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng quả.

3. Biện pháp phòng trừ bệnh thối khô quả na

Để khắc phục được tình trạng khô quả trên cây na (mãng cầu) cần kết hợp nhiều biện pháp kết hợp như sau:
- Đảm bảo mật độ trồng: không nên trồng quá dày, cần đảm bảo phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhường, vì khi trồng quá dày khiến nấm bệnh dễ phát triển.
- Việc chăm sóc na ở giai đoạn sau thu hoạch khá quan trọng. Tỉa cành, cắt bỏ các cành sâu, bệnh tạo sự thông thoáng và tránh tối đa sự tấn công của sâu hại.  
- Bón phân cân đối, đầy đủ các thành phần đa, trung vi lượng phù hợp với từng giai đoạn. Đối với vườn mới vị nhiễm bệnh từ vụ trước, ưu tiên thêm kali, các chế phẩm sinh học như: Trichoderma BIO FA, Trichoderma FTN, Chitosan, Kali Humate... giúp phòng trừ bệnh tốt, tăng độ ngọt, thịt dày cho quả vụ sau. 
- Sau thu hoạch, bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ cải tạo đất, hỗ trợ giải độc như: Super Kali Humate, cytokinin DA6, rong biển...
- Để giảm tối đa hậu quả của bệnh đối với năng suất, chất lượng quả, ở giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa cần theo dõi cây thường xuyên để có những biện pháp kịp thời. Một số thuốc đặc hiệu với bệnh chết khô đó chính là: Bendazol 50 WP, Carbenzim 500 FL, Carosal 50 SC… nồng độ từ 0,15 – 0,2%, phun đều quả non.
- Để kích thích cho na nhanh to trái, trái ngọt, thịt dày hơn có thể dùng T-Fruit 01 sản phẩm chuyên kích to trái nhanh, tăng chất lượng sản phẩm với nồng độ: 100ml cho 100-200L nước, để đạt hiệu quả cao nên kết hợp thêm Super Silicon 69 với nồng độ 100ml cho 1000L nước sạch. 

Theo camnangcaytrong.com
    
 


Xem thêm






SB-Bệnh Đốm Lá Trên Cây Măng Cụt

Trên lá, vết bệnh bắt đầu là những đốm màu nâu nhỏ, chúng lan dần ra tạo nên những đốm lớn hơn. Đốm bệnh ban đầu thường có màu vàng cam sau lan nhanh







Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng