NT-Phòng tránh bệnh tật cho cá bằng cách cho ăn đúng kỹ thuật (Phần 1)

2020-11-05 11:08:37

Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn là nguồn cung cấp chất đạm, chất mỡ, chất khoáng, năng lượng… cho tôm cá. Khi cá, tôm hấp thu thức ăn vào trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vật chất cần thiết, giúp duy trì sự sống, tăng trưởng, sinh sản, đủ sức đề kháng với nhiều bệnh tật, rút ngắn thời gian nuôi, tăng tính an toàn, bền vững, sớm đạt kích thước thương phẩm, tăng hiệu quả kinh tế.

Vai trò của thức ăn hết sức quan trọng
Nếu không đảm bảo cung cấp đủ lượng, chất, thành phần thông qua việc cho ăn, cá, tôm nuôi sẽ gầy yếu, còi cọc, chậm lớn, phân đàn, giảm tỷ lệ sống. Mặt khác, cho cá, tôm ăn quá dư thừa, sẽ làm môi trường nuôi mau ô nhiễm, tăng hệ số sử dụng thức ăn, kéo dài thời gian, tăng chi phí và giá thành sản xuất. Như vậy, cho cá, tôm ăn như thế nào là hợp lý? Thông thường khi cho ăn, người nuôi thường ít quan tâm đến các yếu tố hiện hữu khác, tác động trực tiếp đến cường độ sử dụng thức ăn của cá, tôm. Người nuôi thường máy móc, quán tính khi rải thức ăn hoặc lấy thức ăn ngày hôm trước làm mốc cho ngày hôm sau khiến hiệu quả phòng bệnh cho cá bị giảm sút. 

Tuy nhiên, sai lầm ở chỗ người nuôi không nắm được diễn biến môi trường sẽ dần xấu đi sau mỗi ngày nuôi, mỗi tuần nuôi 

Tuổi cá khác nhau tác động đến mức độ sử dụng thức ăn cũng khác nhau
Sức khỏe khác nhau thì mức độ sử dụng thức ăn cũng khác. Khi thời tiết thay đổi, trong đó các thông số như: nhiệt độ, độ phèn và hàm lượng các chất độc hại sẽ biến thiên gia tăng hoặc giảm mạnh theo chiều bất lợi, đặc biệt là khi ao nuôi có hiện tượng ô nhiễm. Trong điều kiện bất lợi về môi trường, trạng thái sức khỏe cá suy giảm, thời tiết xấu… nếu vẫn giữ nguyên lượng ăn như những ngày bình thường hoặc nhiều hơn bình thường là điều hết sức sai lầm và nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phòng bệnh cho cá. Lượng thức ăn đó không được cá nuôi sử dụng hoặc sử dụng không triệt để, không những lãng phí thức ăn, mà còn làm môi trường càng trở nên ô nhiễm trầm trọng.

Như vậy khi cho cá tôm ăn, cần dựa vào tuổi cá, chất lượng thức ăn, chất lượng môi trường, diễn biến thời tiết, tình trạng sức khỏe, giai đoạn nuôi, để phân bổ thức ăn sao cho hợp lý

Thông thường cá còn nhỏ thì cường độ và nhu cầu sử dụng thức ăn cao hơn cá trường thành. Cá nhỏ cần nhiều thức ăn, hấp thu thức ăn tích cực hơn, lượng ăn tương đối (phần trăm trọng lượng cơ thể) cá nhỏ cao hơn cá lớn. Cường độ sử dụng và hấp thụ thức ăn tăng dần, để nhanh chóng hình thành hoàn chỉnh, định hình các cơ quan, đạt kích thước thương phẩm trong thời gian ngắn nhất.
  
 Đối với cá trưởng thành, dù ăn nhiều thức ăn hơn cá nhỏ, nhưng thức ăn chỉ có ý nghĩa chính là duy trì sự sống, mức độ tăng trưởng lúc này rất chậm, do vậy thức ăn không đóng vai trò quan trọng, nhu cầu thức ăn lúc này không cao. Sự hợp đàn với số lượng lớn có thể dẫn đến sự thiếu hụt cục bộ thức ăn trong vùng, vì vậy lượng thức ăn của từng cá thể thường giảm. Cá sống trong vùng có dòng chảy mạnh, nhu cầu oxy cao hơn cá sống trong vùng nước tĩnh, bơi lội nhiều, nên cần nhiều năng lượng, do vậy lượng thức ăn tăng dần.

Nắm bắt được nguyên tắc này là cách phòng bệnh cho tôm cá cực kỳ hiệu quả mà bà con cần chú ý

Theo kythuatnuoitom.net


Xem thêm












Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng