NT-Loài cá dữ, ngạnh sắc nhọn, cứ nuôi đâu trúng đấy

2020-11-22 18:21:49

Cá ngạnh là một trong những loài cá quý, chủ yếu được đánh bắt tự nhiên trên hệ thống sông Hồng, sông Chảy và nhiều nhất ở vùng hồ Thác Bà. Hiện nay, nguồn cá tự nhiên ngày càng khan hiếm nên người nông dân đã bắt đầu chú trọng và tìm hiểu đến việc nuôi cá ngạnh. 

Mô hình nuôi cá ngạnh mang lại hiểu quả kinh tế cao

I. Tiềm năng kinh tế
Cá ngạnh có tốc độ sinh trưởng nhanh và có thể nuôi mật độ cao trong lồng bè (10 con/m3). Sau 10 – 12 tháng nuôi, cá có thể đạt trọng lượng tương đối từ 1 – 1,2 kg/con. Hiện nay, cá ngạnh thương phẩm được bán trên thị trường với giá từ 220.000 – 250.000 đồng/kg. Vì vậy, mô hình nuôi cá ngạnh có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
I.    Kỹ thuật nuôi
1.    Ao nuôi 
Diện tích ao nuôi cá ngạnh thích hợp nhất là từ 500 – 2000m2. 
Diện tích ao nuôi to hay nhỏ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của cá. Nếu ao nuôi có diện tích lớn thì độ thoáng càng lớn, các yếu tố môi trường càng ổn định, thủy sinh vật phát triển phong phú, cá ngạnh càng lớn nhanh. Ngược lại, nếu ao quá nhỏ, độ thoáng thấp, yếu tố môi trường biến đổi nhanh, thủy sinh vật phát triển kém, không thuận lợi cho sự phát triển của cá, thậm chí dễ bị chết khi điều kiện môi trường thay đổi quá nhanh.
2.    Nguồn nước
- Nguồn nước nuôi cá ngạnh phải đảm bảo sạch, không có chất độc, hàm lượng oxy từ 3mg/l trở nên, độ PH từ 7 – 8,5. 
- Đảm bảo mực nước trong ao luôn trong khoảng từ 1,5 – 2m. 
3. Thả giống
- Tiêu chuẩn cá giống: Cá giống khỏe mạnh, không bị bệnh tật, không bị dị hình, cá có màu ghi sẫm. 
Khối lượng cá khi thả thì tùy theo điều kiện sản xuất của từng hộ gia đình. Nếu thả cá giống lớn, tuy có ưu điểm như tỷ lệ hao hụt thấp, nhưng cũng gặp nhiều nhược điểm (tốn kém về thức ăn, cá càng lớn thì tốc độ tăng trưởng của cá càng chậm). Nếu thả cá giống nhỏ thì tỷ lệ hao hụt lớn, khối lượng cá lúc thu hoạch nhỏ sẽ làm giá trị thương phẩm. 
-Mùa vụ thả: + Với cá giống lưu từ năm trước, bà con thả giống nuôi vào tháng 3 – 4.
                    + Với cá giống sản xuất trong năm, bà con thả giống nuôi vào tháng 9 – 10. Khi thả giống bà con cần có biện pháp chống rét cho cá trong mùa đông.
 - Mật độ nuôi: Căn cứ vào điều kiện môi trường ao nuôi, trình độ quản lý và khả năng đánh tỉa bù mà bà con có thể điều chỉnh mật độ nuôi cho phù hợp. Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi cá ngạnh lâu năm thì mật độ thích hợp là từ 8 - 10 con/m3.
4. Chăm sóc 
-Thức ăn: Cá ngạnh thuộc nhóm ăn tạp, thức ăn của chúng đa dạng, gồm động vật không xương sống, côn trùng, cá con. Thông thường, các hộ nuôi cá ngạnh sử dụng cá con để làm thức ăn cho cá. Cá con làm thức ăn cho cá ngạnh phải đảm bảo tươi. Bà con chú ý quan sát lượng cá ăn để tránh dư thừa thức ăn, gây ô nhiễm nguồn nước.
- Để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho cá, bà con có thể bổ sung thêm vitamin C và tỏi tươi vào thức ăn cho cá. 

Cổng Nông Dân


Xem thêm












Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng