NT-Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá ngựa

2019-07-19 15:23:14

Cá Ngựa hay còn gọi là hải mã là cá biển thuộc chi Hippocampus và họ Syngnathidae, bao gồm cả cá chìa vôi. 

Ở nước ta hiện đã thành công quy trình sản xuất và nuôi thương phẩm một số loài như: loài cá ngựa đen (H. kuda), cá ngựa vằn (H. comes) và cá ngựa gai (H. spinosissimuss). Ngoài giá trị về mặt dược phẩm như chữa trị chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể; viêm nhiễm hoặc áp xe cổ họng, đờm dãi; các bệnh về hô hấp, hen suyễn; suy giảm khả năng tình dục; các bệnh về tim và hệ tuần hoàn, thận, gan và thậm chí cá ngựa còn được dùng để trị chứng khó sinh ở phụ nữ, cá ngựa còn có giá trị về mặt thẩm mỹ.

Hiện mỗi năm VN xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ và Trung Quốc hàng trăm nghìn con cá ngựa cảnh và cá ngựa ngâm thuốc. Chính vì vậy, trong những năm gần đây ở các tỉnh miền trung như Khánh Hòa, Phú Yên đã rộ lên phong trào nuôi cá ngựa xuất khẩu. Đây là nghề nuôi mới ở nước ta và không quá khó, ít rủi ro, đầu tư cơ sở vật chất cũng không quá tốn kém, giá bán ổn định nên lợi nhuận khá cao. Chúng tôi xin giới thiệu sơ bộ kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá ngựa.

Bắt đầu từ khâu chọn cá bố mẹ cho đẻ, nuôi vỗ thành thục tới khâu cho đẻ và ương cá con đạt đạt cỡ 30 – 35mm.

1. Chọn cá ngựa đực cho đẻ: chọn cá khỏe mạnh, đuôi uốn cong, túi ấp trứng căng phồng.

2. Nuôi vỗ cá ngựa đực trong bể xi măng:

- Chuẩn bị bể: Thể tích bế: 4 – 6m3, mực nước 0,8 – 1m, đặt 4 - 5 sục khí trong bể. Trong bể thả các rong, chà hoặc dây nylon cho cá bám.

- Mật độ: 10 – 20 con/m3, tỷ lệ đực cái 1:1 hoặc 2:1

- Thức ăn: Atermia trưởng thành, ấu trùng muỗi, ruốc và các loại tôm tép nhỏ còn sống. Cho ăn 3 - 5 lần/ngày tùy theo nhu cầu.

- Chế độ thay nước: thời gian đầu thay hàng ngày kết hợp với siphon đáy, thay 30% lượng nước trong bể. Sau 1 tuần thay 100%.

- Ở cá ngựa, trứng thành thục và chín trong cơ thể cá cá, sau đó cá cái đưa trứng vào túi ấp của cá đực làm cho con đực có vẻ như đang mang thai, thời gian mang thai từ 2-3 tuần. Vì vậy sau thời gian nuôi vỗ 20 – 30 ngày, tiến hành kiểm tra cá đực mang trứng, tuyển chọn những cá thể có túi trứng phát triển tốt để cho đẻ. Sau khi đẻ nuôi lại 10 – 20 ngày cá có thể đẻ tái phát.

3. Kỹ thuật cho đẻ

- Chuẩn bị bể đẻ: Sử dựng bể kính, nhựa hoặc bể xi măng, thể tích 100 – 150 lít. Vệ sinh khử trùng bể trước khi nuôi. Nguồn nước cho vào bể phải được lọc sạch, pH 7,5 – 8,5, độ mặn 30 - 34%, nhiệt độ nước 26 – 30oC, có sục khí.

- Mật độ: 1 – 2 con/10 lít

Sau khi đẻ, cá đực được trả lại bể nuôi tái phát, cá con chuyển qua bể nuôi.

4. Kỹ thuật ương cá con

- Chuẩn bị bể: bể ương cá con là bể kính, nhựa hoặc bể xi măng, thể tích 100 -150 lít. Trong bể đặt các sợi nylon cho cá bám.

- Mật độ: 3 – 5 con/lít.

- Quản lý và chăm sóc:

+ Thức ăn: 1 – 10 ngày đầu cho ăn Copepoda cỡ 200 - 300 µ. Sau đó cho ăn Copepoda cỡ lớn và Naupius của Atermia, mật độ thức ăn 3 – 5 con/ml (10 – 15% khối lượng thân). Cho ăn 3 lần/ngày vào lúc: 7h; 11h và 14h.

+ Chế độ thay nước: hàng ngày thay 30% lượng nước trong bể, sau 1 tuần thay 100%, siphon đáy hút chất thải và thức ăn thừa ra ngoài. Nước thay phải được xử lý bằn chlorine 100 – 200ppm, sục khí 48h.

+ Chế độ ánh sáng: thích hợp 1000 – 10.000lux, chiếu sáng 10h mỗi ngày, phân bố ánh sáng đều khu vực bể nuôi. Quá sáng hoặc quá tối đều không tốt.

Cá con ương trong bể kính sau 1 – 1,5 tháng cá đạt cỡ 30 – 35mm, chuyển sang bể xi măng hoặc ra lồng để nuôi thương phẩm.

Theo Trung tâm khuyến nông Quốc Gia


Xem thêm







NT-Nuôi cá hồng Mỹ, dân dễ có lời

Cá hồng Mỹ là loại cá nước lợ nhanh lớn, ít bệnh và có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, loại cá này là đối tượng nuôi phù hợp trong các ao nuôi tôm...






Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng