N-MÔ HÌNH NUÔI GIUN QUẾ

2017-11-29 14:15:08

CÁC MÔ HÌNH NUÔI GIUN QUẾ

Hiện nay, trên thế giới có nhiều mô hình nuôi giun quế: từ đơn giản như nuôi trong khay, chậu trên một diện tích nhỏ, đến nuôi trên đồng ruộng (có hoặc không có mái che), hay nuôi trong những nhà nuôi kiên cố… Nhưng nhìn chung, các mô hình này đều phải đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật phù hợp với đặc điểm sinh lý của con giun quế.

1. Nuôi trong khay chậu:

Áp dụng cho những hộ gia đình không có đất sản xuất hoặc muốn tận dụng tối đa các diện tích trống có thể sử dụng được. Mô hình này có thể sử dụng các dụng cụ đơn giản và rẻ tiền như các thùng gỗ, thau chậu, thùng xô… Các thùng gỗ chỉ nên có kích cỡ vừa phải (vào khoảng 0,2 đến 0,4m2 với chiều cao khoảng 0,3m).

Các dụng cụ này nên được đặt trên những cái khung nhiều tầng để dễ chăm sóc và tận dụng được không gian. Các dụng cụ nuôi nên được che mưa gió, đặt ở nơi có ánh sáng hạn chế càng tốt. Chúng phải được đục lỗ thoát nước, những lỗ này được chặn bằng bong gòn, luới… để không bị thất thoát con giống . Mô hình nuôi này có ưu điểm dễ thực hiện có thể sử dụng lao động phụ trong gia đình hoặc tận dung thời gian rảnh rỗi. Công tác chăm sóc cũng thuận tiện vì dễ quan sát và gọn nhẹ. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là tốn nhiều thời gian hơn các mô hình khác, số lượng sản phẩm có giới hạn, việc chăm sóc cho giun quế phải được chú ý cẩn thận hơn .

2. Nuôi trên đồng ruộng có mái che

 

Thích hợp cho quy mô gia đình vừa phải và mở rộng, thích hợp cho những vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm có bong râm vừa phải. Các luống nuôi có thể là ô đào sâu trọng đất hoặc làm bằng các vật liệu nhẹ như bạt không thấm nước, gỗ… có bề ngang từ 1 đến 2m, độ sâu ( hoặc cao) khoảng 30 đến 40 cm, bảo đảm thoát được nước và thông thoáng. Mái che nên ở dạng cơ động để dễ di chuyển, thay đổi trong những thời tiết khác nhau . Độ dày chất nên ban đầu và thức ăn nên được bổ xung hang tuần. Luống nuôi cần được che phủ để giữ ẩm, kích thích hoạt động của giun quê và cần 1 diện tích tương đối lớn

3. Nuôi trên đồng ruộng không có mái che

Đây là phương pháp nuôi truyền thống ở các nước đã phát triển chông nghệ nưôi giun quế như Mĩ, Úc… và có thể thực hiện được ở quy mô lớn . Luống nuôi có thể nổi hoặc âm vào mặt đất, bề ngang khoảng 1 đến 2m, chiều dài thường không giới hạn mà tuỳ theo diện tích nuôi. Với phương pháp này, người nuôi không phải làm lán trại, có thể sử dụng các trang thiết bị cơ giới để chăm sóc và thu hoạch sản phẩm.

Nếu cho lượng thức ăn ban đầu và bổ sung hang tuần thì việc thu hoặch cũng khá dễ dàng. Tuy nhiên, phuơng pháp nuôi này bị tác động mạnh bới các yếu  tố thời tiết, có thể gây tổn hại đến giun quế và cần một diện tích tương đối lớn.

4. Nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp

Là dạng Cải tiến và mở rộng của lướng nuôi có mái che trên đồng ruộng và nuôi trong thau  chậu . Các khung ( bồn ) nuôi có thể được xây dựng kiên cố trên  mặt đất có kích thước rộng hơn hoặc được sắp thành nhiều tầng. Việc chăm sóc có thể thực hiện  bằng  tay hoặc các hệ thống tự động tuỳ theo quy mô. Phương pháp này có nhiều ưu điểm là chủ động được điều kiện nuôi. Chăm sóc tốt, nuôi theo quy mô lớn nhưng chi phí xây dựng cơ bản và trang thiết bị cao.

Hiện nay, quy mô nuôi công nghiệp với những trang thiết bị hiện đại được áp dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như Mĩ, Úc,  Canada…

YÊU CẦU VỚI NUÔI GIUN QUẾ

Muốn nuôi giun trong hộ gia đình trước hết cần 2 điều kiện sau:

– Có nguồn phân động vật tại chỗ:

Phân trâu bò, phân dê thỏ, phân gà, lơn; Các nguồn rác phải hữu cơ như: rơm rạ, rau qủ, bã trái cây đã ép lấy nước, xơ mít, vỏ dứa, xoài, than cây chuối…Đây là nguồn rất dễ kiếm đối với những hộ nông dân, đặc biệt là những hộ kinh tế VAC.

– Phái có một chuồng nuôi thích hợp:

Tất cả những dụng cụ đựng mà đảm bảo thoát nước, không úng ngập và chứa đựng được thì đều có thể là chuồng nuôi giun . Ví dụ như thùng phuy, can nhựa, khay, thùng, chậu, chuồng trại cũ bỏ không, lều lán…

Tuy nhiên trên thực tế việc nuôi giun tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để nuôi giun quế thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao, chúng ta cần tuân thủ những yêu cầu kĩ thuật sau:

1. Về người nuôi

– Nắm được một số đặc điểm đặc tính sinh lý, sinh thái cơ bản của con giun.

– Có kiến thức tối thiểu về quy trình, công nghệ nuôi giun.

– Thực hành đúng các yêu cầu kĩ thuật và quy trình công nghệ nuôi giun.

2. Về chuồng trại nuôi

Chuần trại nuôi phải đạt nơi thoáng mát, không bị ngập úng và không nên bị ánh sang mặt trời chiếu trực tiếp, có nguồn nước tưới thường xuyên, trung tính và sach; cần thoát nhiệt, thoát nước tôt. Bảo đảm các điều kiện vè nhiệt đọ và độ ẩm. Nên có biện phát ngăn ngừa các thiên địch (kiến, cóc, nhái…). Hố hoặc bế nuôi giun phái có mái che tránh mưa nắng. Ban đêm nên có đèn sáng, nhất là vào lúc mưa gió để tránh giun bò đi nơi khác.

3. Về chất nền

Là yếu tố quan trọng cho giun trong thời gian đầu sinh sống, là nới trú ẩn khi giun tiếp xúc với môi trường mưói và phải đạt các yếu tố: tới xốp, sạch, giàu dinh dưỡng… Chất nền có cơ cấu xốp, kết cấu tương đối thô, có khả năng giữ ẩm tốt, không gây phản ứng nhiệt, pH không nằm ngoài phổ chịu đựng của giun, có thể là môi trường sống tạm thời khi giun gặp điều kiện bất lợi.

4. Về nhiêt độ

Nhiệt độ thích hợp nhất cho giun phát triển là từ 20oC đến  30oC . Đối với bà con ở một số khu vực phía bắc cần chú ý: Vào mùa dông nhiệt độ xuống thấp, lúc này chúng ta cần che chắn kĩ, tháp đèn điện vào ban đêm sao cho luôn giữ nhiệt dộ ở mức thích hợp, tránh trường hợp giun bị ngủ đông hoặc chết cóng.

5. Về độ ẩm

Phải thường xuyên tưới nước cho giun (vào mùa hè và mùa khô ít nhất là 2 lần/ ngày) . Có thể nhận biết độ ẩm thích hợp bằng 2 cách: lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng, sau đó thả ra, nếu thấy phân sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nhưng nếu nước chảy ra hoặc phần sinh khối vỡ và rơi xuống như vậy là quá ướt hoặc quá khô.

Nên chú ý tưới giữ ẩm ngay từ khi mới thả giống vì giun đã bị sốc khi di chuyển. Hằng ngày kiểm tra độ ẩm và tưới bổ sung, tốt nhất là tưới nhiều lần trong ngày khi trời nóng, lượng nước cho mỗi lần tuới ít. Nước tưới nên có pH trung tính, không bị nhiễm mặn hoặc phèn . Nếu sử dụng chất nền có kết cấu hạt xốp và to thì độ ẩm có thể duy trì ở mức cao hoặc ngược lại .

6. Về ánh sáng

Giun rất sợ ánh sang nên ta chỉ phải che chắn chuồng thật kĩ vào ban ngày để trách tia tử ngoại lọt vào chuồng. Tốt nhất là có tầm phủ trên mặt luống nuôi . Tuy nhiên cần phải giữ cho chuồng thoáng  mát  .

7. Về không khí

Khí CO2, H2S, SO3, NH4 …. là kẻ thù của giun nên thức ăn cho giun phải sạch và không có các thành phần hoá học gây bất lợi cho giun.

8. Về thức ăn

Mỗi ngày giun tiêu một lượng thức ăn tương đương với trọng lưưọng cơ thể chúng, nên chúng ta phải chắc rằng đủ lượng thức ăn cần thiết để nuôi giun. Thức ăn giun gồm: phân trâu, bò, dê, gà, heo, rơm rạ, rác hữu cơ… Trong đó phân trâu bò tươi là thức ăn khoái khẩu nhất của giun, còn lại phân gà, phân lơn, phân vịt, cần phải ủ cho hoai trước khi cho ăn. Thức ăn là chất thải hữu cơ nên có dạng đang phân huỷ, không nên có hàm lượng muối hoặc ammoniac quá cao; chủng loại tương đối đa dạng nhưng thích hợp nhất là những chất liệu có tỷ lệ C/ N vào khoảng 10:1 như phân gia súc, hấp dẫn giun hơn là các loại phân khô hoặc đã qua giai đoạn ủ.

Có thể chế biến thức ăn giun gồm rơm rạ, bã mía, mùn cưa… 50%; là xanh, rau các loạ, vỏ chuối…20% và phân gia súc, gia cầm 30%. Trong đó phân trâu bò là tốt nhất . Cứ 2kg giun giống ( khoảng  5000 con ) tiêu thụ mỗi ngày 1 đến 2 kg phân ủ, cứ 1.000 con hằng tháng ăn hết 100kg phân ủ. Trộn đều các loại nguyên liệu theo tỷ lệ 70% nước, 30% phân rác…(cất nguyên liêu rơm rạ) đem ủ như ủ phân đống ngoài trát bùn chặt kín, nhiệt độ tăng cao cho đến 3-4 tuần lễ. Khi nhiệt độ hạ xuống bằng nhiệt độ môi trường thì cho giun ăn.

Cổng Nông Dân (TH)


Xem thêm

XL-Chế biến và sử dụng giun Quế

Nếu nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng, chim, cá... thì cho ăn sống. Mỗi vật nuôi cho 5-7 con giun /ngày. Nếu nuôi lợn thì nên nấu chín hoặc chế biến thành bột trộn với cám.


N-QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI GIUN QUẾ

Ở Việt Nam, giống và chủng loại giun khá phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay, các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống giun phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu...



Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng