CS-Quy trình kỹ thuật sản xuất rau mầm

2019-01-04 10:01:15

Rau mầm chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Có rất nhiều loại hạt có thể trồng rau mầm, tuy nhiên bạn cần biết loại rau mầm nào nên trồng và trồng như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Dưới đây là các bước kỹ thuật trồng cây rau mầm vô cùng hiệu quả cho rau ăn quanh năm mà không lo hóa chất.

1. Dụng cụ trồng rau mầm      

- Khay trồng: Có thể dùng khay kín hoặc hở đáy. Nếu đáy khay có lỗ to có thể dùng nilon lót dưới đáy.

- Giấy ăn hoặc giấy vệ sinh.

- Bình tưới cây: 01cái bình phun     

- Kéo: 01 cái

2. Nguyên liệu

- Giá thể: mùn cưa, mùn mía đã qua xử lý hoai mục hoặc hỗn hợp của xơ dừa, than hoa, phân giun quế, trấu hun....         

- Hạt giống: có thể dùng hạt rau muống, mồng tơi, các loại hạt cải, đậu, lạc,….để gieo rau mầm. Nên dùng hạt giống có nguồn gốc xuất xứ và còn hạn sử dụng để đảm bảo độ nảy mầm của hạt.

3. Cách trồng       

- Hạt giống: Ngâm hạt giống trong nước ấm, khoảng 2 – 4giờ. Để tăng khả năng hút nước của hạt có thể phơi lại hạt trước khi ngâm. Sau đó dùng vải ẩm, sạch bọc kín để ủ. Tuỳ từng loại hạt, sau thời gian từ 6 – 12 giờ hạt nứt nanh thì đem gieo.     

- Làm tơi giá thể, tránh vón cục và cho vào khay, dàn phẳng đều. Độ dày giá thể yêu cầu khoảng 1,5 – 2cm. Dùng giấy ăn phủ kín trên mặt giá thể nhằm tránh cho hạt tiếp xúc với giá thể, đảm bảo độ sạch của rau mầm khi tưới nước và thu hoạch. Phun nước ướt đều khay đựng giá thể rồi tiến hành gieo hạt. Rắc hạt đều tay sao cho hạt phủ kín đều mặt khay, phun nước tưới lại rồi đặt nơi mát và tối hoặc che khay bằng bìa cattong.   

- Hàng ngày tiến hành tưới nước từ 3 – 4 lần. Không được tưới quá nhiều nhằm tránh úng cây. Sau khi tưới, không có nước đọng ở góc khi nghiêng khay là được. Khi mầm cao có thể tưới gốc rồi nghiêng khay cho nước thấm đều.          

  - Sau 2 -3 ngày, có thể để khay ở nơi sáng nhưng không cho tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

4. Thu hoạch

Sau gieo từ 5 – 7 ngày, khi cây xoè hai lá mầm thì tiến hành thu hoạch bằng cách dùng kéo sạch cắt sát gốc.

5. Chế biến

- Rau mầm sau khi thu hoạch nên dùng ngay để tránh ôi hoặc hỏng rau, làm giảm giá trị dinh dưỡng.         

- Rau mầm có thể dùng để ăn sống, trộn salad, nấu canh, làm các món xào hoặc trần qua nước xôi để chấm nước mắm,….

Theo tuaf.edu.vn


Xem thêm





Kỹ thuật tái sinh các loại rau

Trong trồng rau làm kinh tế, tái sinh là một kỹ thuật vô cùng quan trọng. Nó giúp người trồng tiết kiệm được chi phí nhân công, vật tư sản suất...



Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng