CS-Kỹ thuật trồng và thâm canh cây cà gai leo

2018-04-18 17:20:53

Cà gai leo là loại cây thảo dược thiên nhiên đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh rất có ích cho người mắc các bệnh về gan và các bệnh như: hong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng, rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe ...

Hiện nay nhu cầu sử dụng Cà gai leo làm nguyên liệu bào chế các loại thuốc Đông y là rất lớn. Trong thực tế ngoài nguồn nguyên liệu thu hái trong tự nhiên trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã có một số vùng người dân tự trồng Cà gai leo (Quang Bình, Bắc Quang, Quản Bạ…) để bán ra thị trường tại chỗ. Tuy nhiên, diện tích này là rất nhỏ lẻ, không đáng kể để tạo thành vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của thị trường.

I. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI

Cà gai leo là cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn cao, cây không chịu được ngập úng, thích nghi nhiều lọai khí hậu và nhiều loại đất. Cây phát triển nhanh, tái sinh bằng hạt, trồng một lần có thể thu hái trong 3 năm liên tiếp.

II. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG

1. Chọn giống

- Chọn cây giống: Chọn những cây không sâu bệnh, có quả già, to, chín mọng màu đỏ, đem phơi khô cả quả cho đến khi da quả nhăn lại và chuyển thành màu đen rồi tách lớp vỏ bên ngoài ra để lấy hạt.

- Chọn hạt giống: Chọn loại hạt có màu vàng, căng mẩy, không bị mối mọt.

- Lượng hạt giống gieo trồng: 1,8-2 kg/ha.

2. Gieo ươm và chăm sóc cây giống

Gieo ươm cây giống vào mùa Xuân hoặc mùa Thu. Gieo hạt trên nền đất trong vườn ươm đảm bảo độ thoáng mát, đủ ánh sáng.

Sau khi gieo cần tưới nước đủ ẩm từ 1-2 lần/ ngày tùy loại đất. Sau 1 tuần cây mọc tưới nước theo hình thức phun sương để tránh cây con bị gẫy đổ, thường xuyển nhổ sạch cỏ dại và vệ sinh luống để cây không mắc mầm bệnh.

3. Nhổ cây và cắm vào bầu

Khi cây được 1-2 tuần tuổi tiến hành đưa cây giống vào bầu.

- Đất làm bầu: Dùng Đất nhỏ, tơi xốp trộn với phân chuồng hoai mục.

- Túi bầu: Chọn túi có kích thước nhỏ loại 7x12 cm.

- Cây giống đưa vào bầu ươm: Chọn những cây khỏe mạnh, mọc đều nhau.

4. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn

Cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn là những cây đạt từ 25 - 30 ngày tuổi, phát triển khỏe mạnh, thân cứng, mập, không sâu bệnh.

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. Thời vụ: Từ tháng 2 đến tháng 3.

2. Đất trồng

- Chọn Đất: cây cà gai leo không kén Đất, tuy nhiên để cây phát triển tốt cần Chọn loại Đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, Đất cát pha hoặc thịt nhẹ, dễ thoát nước. không trồng cà gai leo ở các cùng Đất trũng, ngập nước.

- Làm Đất: Cày, bừa Đất kỹ, làm Đất tơi xốp, sạch cỏ dại.

- Lên luống: Rộng 0,9-1,2m, cao 30-35cm, rãnh luống rộng 25-30 cm.

3. Mật độ, khoảng cách và cách trồng

- Mật độ, khoảng cách: Mật độ 38.000-40.000 cây/ha; tùy theo loại đất khoảng cách trồng có thể là 40 x 40 cm hoặc 50 x 50 cm.

- Cách trồng: Tiến hành bổ hốc, bón phân bón lót và lấp một lớp đất mỏng đảm bảo che kín phân trong hốc sau đó xé bỏ vỏ bầu rồi đặt cây vào giữa hốc trồng, lấp đất nhỏ và ấn nhẹ đảm bảo cây không bị đổ nhưng cũng không bị nén chặt quá tạo điều kiện cho bộ

4. Chăm sóc, bón phân (tính cho 1ha)

4.1. Lượng phân bón

- Phân chuồng hoai mục: 8.000-10.000 kg

- Phân hữu cơ vi sinh: 3.000 kg

- Đạm urê: 600-700 kg

- Phân NPK tổng hợp: 700-800 kg

4.2. Cách bón

- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng hoai mục và phân hữu cơ vi sinh

- Bón thúc: chia làm 3 lần bón.

+ Lần 1 sau trồng 7-10 ngày: Bón 140-180 kg đạm ure

+ Lần 2 sau trồng 20-25 ngày: Bón 300-400kg phân NPK và 250-300 kg đạm ure.

+ Lần 3 sau trồng 35 ngày: Bón lượng phân còn lại.

* Chú ý: Sau mỗi lần thu hoạch phải chăm sóc, bón phân, giữ ẩm để sau 60 ngày sau có thể cho thu hoạch tiếp.

4.3. Chăm sóc: Thường xuyên kiểm tra làm sạch cỏ dại và tưới nước đủ ẩm cho cây, nếu sử dụng phương pháp tưới ngấm (tưới rãnh) thì sau khi đất đủ ẩm phải tháo nước ngay để tránh ngập úng cho rễ cây. Trong quá trình chăm sóc nếu thấy cây chết cần tiến hành nhổ bổ mang tiêu hủy và trồng dặm bổ sung ngay.

5. Phòng trừ sâu bệnh hại

Cà gai leo ít bị nhiễm các loại sâu bệnh hại, tuy nhiên cần chú ý các loại sâu hại lá (sâu đo, sâu róm…), thường gây hại chủ yếu vào giai đoạn cây còn nhỏ. Nếu mật độ sâu ít có thể bắt sâu bằng tay, mật độ sâu cao có thể sử dụng các loại thuốc phun trừ sau: Hoạt chất Abamectin như: Catex 1.8EC, 3.6EC; Shepatin 50EC…,chế phẩm sinh học từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis: V-BT 16000WP, Biocin 16WP,…

6. Thu hoạch và bảo quản:

- Thu hoạch: Sau trồng 2 tháng, cây sẽ cho hoa và quả. Khi cây được 5 đến 6 tháng tuổi có thể thu hoạch một phần thân lá theo hình thức tỉa thưa vừa để cây có đủ ánh sáng quang hợp, vừa tạo nguồn thu sớm cho bà con. Khi cây bắt đầu có quả chín màu đỏ (kho

- bảo quản: cả cành lá và qủa cà gai leo đều có giá trị làm thuốc, khi Thu hoạch xong nhặt Toàn bộ quả để riêng, cành, lá để tươi hoặc đem phơi khô tùy theo mục đích sử dụng. Chọn ra những quả tròn, quả to phơi khô bảo quản hạt trong chai lọ kín để làm giống.

Theo nhanong.netnews.vn


Xem thêm





Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng