CS-Kỹ thuật trồng và chăm sóc đào

2017-11-30 14:19:50

1. THÔNG TIN CHUNG

- Xuất xứ của quy trình: Kết quả nghiên cứu đề tài cấp tỉnh Cao Bằng: “Xây dựng mô

hình trồng cây ăn quả ôn đới (Đào, Hồng…) tại Phia Đén, Nguyên Bình, Cao Bằng”

2. MỤC TIÊU CỦA QUY TRÌNH

Hoàn thiện kỹ thuật trồng và chăm sóc đào ăn quả (Prunus persica) nhằm nâng

cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất đào ăn quả tại khu vực miền núi phía Bắc

Việt Nam.

3. MÔ TẢ CHI TIẾT QUY TRÌNH THỰC HIỆN

3.1 Giống, kỹ thuật nhân giống

Đào là cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới, chịu lạnh tốt, thường được trồng ở những

nơi có mùa Đông lạnh: Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn (Hà Giang). Ở

miền núi, cây đào sinh trưởng rất tốt, cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Cây đào dễ trồng,

sớm cho thu hoạch, cho hoa đẹp vào dịp tết, nên đây là loại cây ăn quả có nhiều tác dụng

và mang lại hiệu quả cao cho người trồng trọt.

3.1.1 Các giống đào ăn quả

3.1.1.1 Giống đào Micret

Giống đào Micret có nguồn gốc từ Pháp, thuộc nhóm đào chín sớm, được trồng tại

các vùng có độ lạnh trung bình, giống có năng suất trung bình khoảng 75 kg/cây với cây

đào khoảng 10 tuổi, thịt quả cứng, quả chín sớm vào cuối tháng 4 đầu tháng 5.

3.1.1.2 Giống đào nhẵn

Giống đào này có nguồn gốc từ Pháp, vỏ quả màu vàng đỏ, không có lông, quả chín

sớm vào tháng 4 nên không bị ruồi đục quả phá hại và giá bán cao khi chưa có các loại quả

khác, cho hiệu quả kinh tế cao.

3.1.1.3 Giống đào địa phương

Là giống được trồng nhiều ở các địa phương miền núi cao: Sa Pa (Lào Cai), Mẫu

Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn (Hà Giang). Là giống có năng suất cao, chất lượng tốt nhưng

do chín muộn vào tháng 5, 6 nên thường bị ruồi đục quả, đẻ trứng nở thành sâu non phá

hại quả nặng.

3.1.2 Nhân giống

Đào nên trồng bằng cây nhân giống bắng ghép mắt hay ghép cành. Gốc ghép thích

hợp cho cây đào ăn quả là cây đào thóc. Thời vụ ghép đào có thể quanh năm, trừ những

tháng mưa nhiều. Tháng 4 - 5 cây nhỏ có thể ghép cành bên, tháng 8 - 9 cây to có thể

ghép mắt và tháng 12 – 1 khi cây đã rụng lá có thể ghép nêm. Trồng cây đào ghép trong

vụ Xuân có thể trồng bằng cây rễ trần khi cây chưa ra lộc non.

3.2.Đất trồng, đào hố, bón lót

- Đào có thể trồng ở nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất và cho năng suất cao ở

đất mâù mỡ có độ ẩm ở ven đồi, khe núi.

- Đào hố sâu 50 cm, rộng 50 cm, để đất mặt riêng lót xuống đáy hố.

- Bón lót cho mỗi hố 20 - 30 kg phân hữu cơ + 0,2 - 0,5 kg supe lân + 0,5 -1,0 kg

vôi bột. Trộn đều phân với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố. Lấp đất đầy hố trước khi trồng

15 - 30 ngày, đợi thời tiết tốt sẽ trồng cây. Nêú đất có nhiều mối phải tiến hành xử lý diệt

mối trước khi trồng.

3.3 Mật độ, khoảng cách

Có thể trồng với khoảng cách sau: 4 – 5 m/cây. Mật độ 500 cây/ha – 625 cây/ha)

3.4 Thời vụ

Ở miền núi nên trồng cây vào vụ Xuân tháng 2, tháng 3 khi cây chưa lên lá và lộc

non để có tỷ lệ sống cao.

3.5 Kỹ thuật trồng và chăm sóc

- Khi thời tiết thuận lợi thì đưa cây ra trồng, moi một hốc ở chính giữa hố, đặt cây

vào hốc theo thế tự nhiên, lấp đất. (Chú ý không lấp kín vết ghép). Dùng rơm, rạ hoặc cỏ

khô tủ vào gốc để giữ ẩm cho cây. Tưới 10 - 15 lít nước cho mỗi gốc.

- Sau trồng khoảng 1 - 2 tháng (khi cây đã bén rễ, hồi xanh) có thể dùng nước giải,

nước phân lợn pha loãng theo tỉ lệ 1/10, cách gốc 50 – 60 cm.

-Trồng bằng cây ghép chú ý loại bỏ các mầm mọc từ phía dưới mắt ghép, vì đó là

mầm của gốc ghép, mọc ra cây đào thóc quả nhỏ.

3.6 Kỹ thuật chăm sóc

+ Sau trồng một năm cây đã có thể cho thu hoạch quả, hàng năm có thể bón lượng

phân cho một cây lượng phân như sau: 30 - 50 kg phân hữu cơ + 300 - 500 gam supe lân

+ 100 - 200 gam kali clorua + 200 - 300 gam đạm urê.

(Phân hữu cơ, phân lân bón vào sau khi thu hoạch quả tháng 6,tháng 7 bằng cáh:

đào rãnh xung quanh tán cây sâu 20 cm, bón phân, lấp đất. Phân đạm và kali chia ra

thành 3 phần bón vào tháng 1, tháng 2 trước khi cây ra hoa khoảng 10 ngày (40%),

tháng 3 khi quả non hình thành (30%) và tháng 4 khi quả lớn (30%) nếu đất khô thì hoà

nước tưới, nếu đất ẩm thì rắc phân xuống đất xung quanh tán và xới nhẹ)

Chú ý tưới nước cho đào vào các thời kì: trước khi nở hoa, quả non và nuôi quả.

3.7 Cắt tỉa, tạo hình

Hàng năm sau thu hoạch quả cần tỉa bỏ những cành la, cành bị sâu bệnh, cành tăm

hương để cây thông thoáng, hạn chế chỗ trú ngụ của sâu bệnh.

Khi cây đào cao 50 - 60 cm thì tiến hành bấm ngọn để cây ra cành cấp 1, chọn 3 -

4 cành xung quanh tán cây, nuôi dưỡng cành dài 50 – 60 cm thì tiến hành bấm ngọn,

để 2 - 3 cành cấp 2 trên mỗi cành cấp 1. Khi cành cấp 2 dài 40 - 50 cm thì tiến hành

bấm ngọn để sinh ra cành cấp 3, đây là cấp cành chính tạo quả trên cây. Hàng năm

đốn tỉa đến cấp cành này để thu hoạch quả, không được để cành vươn quá dài, khó

quản lý quả và tranh chấp ánh sáng, dinh dưỡng.

3.8 Phòng trừ sâu bệnh

3.8.1 Ruồi vàng đục quả

Đây là loại thường phá trên nhiều loại quả: mận, đào, cam, quýt, ổi, lê... Ruồi đến đẻ

trứng trên vỏ quả, trứng nở thành dòi đục thối quả, quả rụng hoặc không ăn được. Biện

pháp phòng trừ:

- Biện pháp vệ sinh đồng ruộng: Thu nhặt và tiêu huỷ các quả thối, rụng bị ruồi hại,

có tác dụng hạn chế lớn số lượng ruồi hại quả.

- Thu hoạch quả sớm: chọn thời điểm thích hợp nhất thu hoạch quả, không nên để

quả quá chín trên cây, hạn chế tác hại của ruồi.

- Bao bọc quả: Dùng túi bọc quả chuyên dùng 2 lớp để bọc sau khi quả hình thành

20 - 30 ngày.: bên ngoài là túi nilon mỏng có đục lỗ thoát nước, bên trong là túi xốp trắng

để quả không bị rám.Trước khi bọc quả nên phun thuốc trừ nấm bằng Ridomin 68WG.

- Dùng bả:Dùng Metyl Eugernol pha với 5% Nalet để làm bả diệt ruồi đực. Cách

làm như sau: Dùng một mảnh vải nhỏ (chiều rộng 2 cm, chiều dài 10 cm) nhúng hỗn hợp

thuốc đã pha theo tỷ lệ nói trên, treo vào các cành nhỏ dưới tán cây. Phía trên bả cần che

mảnh nilon khoảng 15 cm x 15 cm để tránh mưa. Mùi này giống mùi con cái tiết ra để

dẫn dụ ruồi đực đến giao phối nên khi chúng kéo đến sà vào bả bị ngộ độc chết hàng loạt

do thuốc Nalet. Trứng do ruồi cái đẻ ra không thể thụ tinh thì không nở ra sâu non. Mỗi

héc ta treo 4 - 5 bả, cách 1 tuần thay bả một lần. Cần treo bả ngay từ đầu vụ đến sau khi

đã thu hoạch xong một tháng nhằm hạn chế sự phát triển của ruồi cho những năm sau.

3.8.2 Sâu đục thân, đục cành

Là sâu non của xén tóc (xanh, hoa, hoặc nâu), sâu to bằng đầu đũa, xén tóc đẻ trứng

trên kẽ các cành non, sâu non nở ra phá từ cành non xuống dần các cành già phía dưới,

làm cành héo dần khô và chết. Sâu sống trong đường ống rỗng giữa lõi cành và cứ từng

đoạn 18 – 25 cm đục ra ngoài 1 lỗ, miệng lỗ hướng xuống dưới, từ đó đùn ra bột gỗ mới.

Phòng trừ bằng cách:

- Bắt xén tóc, cắt bỏ và tiêu hủy những ngọn cành bị héo trong vụ Xuân.

- Dùng dây thép nhỏ, tay mây để chọc chết sâu hoặc bắt sâu non.

- Dùng bông tẩm thuốc bảo vệ thực vậy bịt vào lỗ sâu đục

- Phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt trứng sâu..

3.8.3 Bệnh chẩy gôm

Bệnh do nấm gây ra, thường phát sinh ở phần gốc cây, cách mặt đất khoảng 20 – 30

cm trở xuống cổ rễ và phần rễ. Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh thường vỏ cây bị nứt và

chảy nhựa (chảy gôm). Bóc lớp vỏ ra, ở phần gỗ bị hại có màu xám và nhìn thấy những

mạch sợi đen hoặc nâu chạy dọc theo thớ gỗ. Bệnh hại nặng, lớp vỏ ngoài thối rữa (giống

như bị luộc nước sôi) và rất dễ bị tuột khỏi thân cây, phần gỗ bên trong có màu đen xám.

Nếu tất cả xung quanh phần cổ rễ bị hại, cây có thể bị chết ngay, nếu bị một phần thì cây

bị vàng úa, sinh trưởng kém, bới sâu xuống dưới có thể thấy nhiều rễ cũng bị thối. Phòng

trừ bằng cách:

- Đối với vết hại cục bộ phần thân gốc: Cạo sạch vết bệnh, dùng thuốc Aliette nồng

độ 0,5% quét vào vết bệnh hoặc quét vôi vào gốc khi làm vệ sinh vườn sau khi thu hoạch

quả.

- Đối với những cây có biểu hiện triệu chứng nhẹ cần phun Aliette nồng độ 0,3%

lên toàn bộ cây.

- Chú ý đào rãnh thoát nước tốt cho vườn cây, tránh tình trạng gây úng cục bộ.

3.8.4 Bệnh khô cành

Bệnh do vi khuẩn gây ra làm cho các cành đào khô và làm cho lá, quả ở các cành

bị bệnh héo. Bệnh làm giảm năng suất và chất lượng của quả. Phòng trừ bằng cách: vệ

sinh vườn, cắt tỉa để thông thoáng.

3.9 Thu hoạch quả

Thu hoạch quả khi vỏ quả đã chuyển màu theo đặc điểm của giống và thị quả đã

ngọt, quả còn rắn, chắc. Không nên thu quả khi đã chín mềm trên cây dễ bị dập nát, khó

bảo quản, vận chuyển.

(Theo ĐH Nông Lâm Thái Nguyên)


Xem thêm









Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng