CS-KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN

2017-11-15 10:37:40

Tùy vào từng vùng miền sẽ có những loại giống nhãn đặc trưng. Sau khi lựa chọn được giống cây phù hợp với đất trồng và khí hậu. Bạn hãy lưu ý những điều sau:

Kỹ thuật đào mương lên liếp:

Những nơi đất thấp trũng cần phải đào mương lên liếp có chiều rộng trung bình 7 – 8m, mương rộng 2 – 3m, sâu 1 – 1,5m.

Ở vùng đồi gò, vùng núi thấp độ dốc 5 – 7 độ phải trồng theo đường đồng mức. Khoảng giữa 2 hàng nhãn là 2 đường đồng mức. Độ dốc 8 – 10 độ thiết kế trồng theo đường đồng mức kiểu bậc thang kiên cố.

Khoảng cách trồng thay đổi từ 4 – 8m tuỳ vào giống, đất đai và mô hình trồng. Giống nhãn tiêu da bò là giống sinh trưởng rất mạnh nên có thể trồng thưa hơn so với các giống nhãn khác. Có thể trồng với khoảng cách 5m x 4m hoặc 6m x 5m.

Vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên nên bắt đầu trồng nhãn vào đầu mùa mưa tháng 4 -5  hoặc khi mùa mưa ổn định, thường từ tháng 6 – 7 hàng năm. Những nơi có nước tưới chủ động có thể trồng cuối mùa mưa tháng 10 -11. Vùng Duyên hải Nam Trung bộ thì bắt đầu trồng cây nhãn vào giữa mùa mưa, khoảng tháng 9 hàng năm. Đây là bước đầu quan trọng trong kỹ thuật trồng nhãn. Bạn cần phải lựa chọn thời điểm thật thích hợp.

Vùng ĐBSH trồng vào vụ xuân (tháng 2 – 3), kết thúc trồng đầu tháng 4. Vụ Thu trồng từ tháng 8 – 10.  Vùng Đông Bắc và Tây bắc trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5).  Vùng Bắc Trung bộ trồng vào cuối mùa mưa.

Kỹ thuật đào hố và cách trồng:

Miền Đông, Miền Trung và Tây Nguyên: Hố trồng nhãn có kích thước 1m x 1m x 0,7m, trộn đều 20 – 40kg phân hữu cơ hoai mục, 300 – 500gr hỗn hợp NPK 16 – 16 – 8  và  0,5 – 1,0kg vôi với đất mặt rồi gạt xuống hố.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nên làm mô trên đất đã được lên líp, mô đất đắp thành hình tròn đường kính khoảng 0,6 – 0,8m, độ cao thường là 0,3 – 0,6m. Đất đắp mô được trộn với 100 – 200 gr hỗn hợp NPK 16 – 16 – 8 + 0,5 – 1,0kg vôi + 15 – 20kg phân hữu cơ hoai và tro trấu, 10 – 20gr Regent để sát trùng.

Đối với đất trồng nhãn ở các vùng của miền Bắc đào hố trồng: 80cm x 70cm x 50cm. Lượng phân cho mỗi hố là 30 – 50kg phân chuồng + 0,7 – 1kg Super lân + 0,2 – 0,3kg Clorua Kali. ở vùng đồi núi bón thêm 0,5 – 1kg vôi bột. Lượng phân được trộn đều lớp đất mặt rồi cho xuống hố.

Khi trồng dùng dao cắt đáy bầu, đặt cây xuống giữa mô và mặt bầu bằng với mặt mô, sau đó rạch theo đường chiều dọc của bầu để kéo bao nilông lên và lấp đất lại, nén đất xung quanh, cắm cọc giữ chặt cây con. Sau đó dùng rơm hay cỏ khô đậy kín mô. Tưới nước giữ ẩm cho cây mỗi ngày một lần nếu nắng khô, nếu có mưa thì ngừng tưới.

Kỹ thuật bón phân cho cây nhãn:

Cần căn cứ vào độ lớn của cây, sản lượng quả hàng năm, giống và độ màu mỡ của đất để bón phân . Tỷ lệ N: P: K thích hợp là: 1: 1: 2. Với vườn nhãn nhiều tuổi, năng suất 100kg quả tươi/cây/năm cần bón các loại phân vô cơ thương phẩm quy ra nguyên chất theo định lượng: bón 2kg N+ 1kg P2O5 + 2kg K2O/cây/năm.

Đối với cây trên 3 năm tuổi: Số lượng phân bón kể trên tăng dần từ 20 – 30% mỗi năm và số lần bón được chia ra như sau:

– Lần 1: Sau khi thu hoạch quả 1 tuần bón. : Toàn bộ phân chuồng + 80 – 90% lượng phân lân + 30% lượng phân đạm + 30% lượng phân Kali.

– Lần 2: Khi phân hoá mầm hoa, trước lúc cây ra hoa 5 tuần bón: 30% lượng phân đạm + 10 – 20% lượng phân lân + 30% lượng phân Kali.

– Lần 3: Giúp cho chùm hoa phát triển, tăng khả năng đậu quả bón: 10 – 20% lượng đạm.

– Lần 4: Bổ sung cho quả phát triển (lúc này đường kính quả 1cm) bón: Toàn bộ số phân đạm và phân Kali còn lại.

Các vùng ở Miền Nam: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, sâu 10 – 20cm, các vùng ở  Miền Bắc đào rãnh rộng 30 – 40cm, sâu 25 – 30cm. Lượng phân bón hữu cơ, vô cơ được bón vào rãnh sau đó lấp đất lại và tưới nước.

Với những kỹ thuật trồng cây nhãn trên đây, hi vọng bà con sẽ có một mùa nhãn sai quả, bội thu.

Cổng Nông Dân (TH)


Xem thêm




CS-Để nhãn muộn sai quả

Nhãn là cây trồng tương đối dễ tính, sức sống khỏe nên ít đối tượng dịch hại, ít phải phun phòng thuốc BVTV. Tuy nhiên hầu như cứ sau mỗi vụ sai quả lại thường...


SB-Bệnh bồ hóng hại nhãn

Các vườn nhãn ở miền Bắc đang trong giai đoạn từ nở hoa đến đậu quả. Tuy nhiên, không ít cây đang bị một loại bệnh gây hại mà bà con thường gọi là bệnh bồ hóng.


TH-Để nhãn năm nào cũng có quả

Đó là điều mà người trồng nhãn nào cũng mong muốn. Những ngày này, khi công việc thu hoạch nhãn năm 2013 đã cơ bản kết thúc, người người, nhà nhà trồng nhãn...


CS-Kinh nghiệm trồng nhãn tiêu da bò

Sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trồng và chăm sóc vườn nhãn của anh Trần Tuấn Dũng - Trưởng ấp Thanh An - nông dân trồng nhãn điển hình trong vùng.



CS-Cách trồng chăm sóc nhãn thái

Nhãn Thái được trồng ở nước ta cho thấy khả năng sinh trưởng rất cao, cây dễ đậu trái và đặc biệt quả cho hương vị thơm ngon hơn các giống nhãn khác...




Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng