CS-Hướng dẫn kỹ thuật trồng ngô ngọt

2019-08-09 16:06:14

I - ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC:
Là loại cây ngắn ngày, ưa ánh sáng.Điều kiện thích hợp:

- Nhiệt độ: 25 – 300C

- Ẩm độ đất: 80 – 88%.

- Ẩm độ không khí: 70 – 80%.

- Thời gian sinh trưởng: 70 – 80 ngày.

II- KỸ THUẬT CANH TÁC:

1. Thời vụ:

- Vụ Đông Xuân: Gieo hạt từ ngày 20/12 10/101 năm sau.

- Vụ hè: Gieo hạt cuối tháng 3.

- Vụ thu: Gieo hạt cuối tháng 5 đầu tháng 6.

2. Chọn giống:

Nên chọn các giống sau:

- Giống của công ty Giống cây trồng Nông Hữu, Hoa Trân.

- Giống của tập đoàn Sylgenta: Sugar 75.

3. Chọn đất:

- Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình. Đất phù sa ven sông.

- Độ pH đất từ 5,5 – 6,5

- Tưới tiêu chủ động.

4. Kỹ thuật làm đất:

Đất phải được cày bừa kỹ, sâu 20 – 25cm, sạch cỏ dại. Sau đó lên luống.

- Mặt luống rộng: 90cm.

- Chiều cao luống: 15 – 20cm.

- Rãnh luống rộng: 30cm.

Xử lý đất để phòng trừ sâu xám cắn phá cây con; bệnh tuyến trùng rễ bằng các loại thuốc sau:

- Dùng Vibasu 10Br (hoặc Basudin 10H) liều lượng 01kg/sào.

- Oncol 5G liều lượng 2 – 3 kg/sào.

- Vimoca 10G liều lượng 0,5 – 1kg/sào để rải gốc.

5. Gieo hạt:

Có thể gieo hạt trực tiếp hoặc ngâm ủ hạt giống khi nảy mầm rồi mới gieo.

* Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống:

Ngâm hạt giống trong nước sạch từ 3 – 6 giờ, vớt ra để ráo rồi cho vào vải sạch, giữ ẩm, ấm. Khoảng 6 – 8 giờ đảo hạt giống 1 lần. Khi thấy hạt nứt nanh thì đem trồng (trên đất ẩm ướt).

6. Mật độ gieo trồng:

- Hàng cách hàng: 65 – 70cm.

- Cây cách cây: 25 – 30cm, mỗi hốc gieo 1 hạt.

- Lượng hạt giống cần: 6 – 8kg/ha.

7. Lượng phân bón (ha):

Mức đầu tư trung bình:

- Phân chuồng hoai mục: 10 tấn hoặc có thể thay thế bằng 2 tấn phân hữu cơ vi sinh.

- Urê: 300 – 400kg.

- Super lân: 400 – 450 kg.

- Kali Clorua: 100 – 200 kg.

8. Kỹ thuật bón phân (ha):

Tùy theo độ phì của đất, khả năng thâm canh, tình hình sinh trưởng của cây mà tính toán, tăng giảm lượng phân bón cho hợp lý.

8.1- Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng và phân lân. Bón rải đều trên mặt ruộng trước khi cày.

8.2- Bón thúc: Chia làm 03 lần bón:

a) Bón thúc lần 1: Sau khi gieo hạt 10 – 12 ngày.

- Urê: 80 – 100kg

- Kali: 40kg.

Trộn đều phân, bón theo hốc, cách gốc 5 – 10cm, lấp phân.

b) Bón thúc lần 2: Sau khi gieo hạt 25 – 27 ngày.

- Urê: 140 – 160 kg.

- Kali: 80 – 100kg

Trộn đều phân, bón theo hốc giữa 2 cây trên 1 hàng. Lấp phân kết hợp làm cỏ xới xáo, vun gốc và vét rãnh.

c) Bón thúc lần 3: Sau khi gieo 35 – 37 ngày.

- Urê: 120 – 140 kg.

- Kali: 60 – 80 kg.

Trộn đều phân theo hốc giữa 2 hàng. Hốc cách hốc 20 – 25 cm. Lấp phân kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc.

9. Chăm sóc:

9.1- Tưới nước: Tưới ngấm, không tưới tràn. Luôn giữ ẩm cho cây.

Cách tưới: Xả nước vào rãnh, ngập 70 – 80% chiều cao ránh, đóng giữ nước.

9.2- Phòng trừ sâu bệnh: Thường gặp một số loại sâu bệnh sau:

9.2.1- Sâu xám: Khi thấy sâu xám phá hại mạnh sử dụng các loại thuốc sau:

- Dip 80sp: 1 – 1,2 kg/ha. Pha 20 – 25g thuốc với bình 8 – 10 lít. Phun ướt đẫm đều tán lá cây.

- Basitox 40 EC: 1 lít/ha. Pha 20ml thuốc với bình 8 -10 lít nước. Phun 500 – 600 lít nước/ha. Phun khi sâu hại mới xuất hiện, tuổi nhỏ.

- Fastac 5 EC: 1,0 – 1,4 lít/ha.

- Dùng Basudin 10H liều lượng 20kg/ha, rải quanh gốc cây con.

9.2.2- Sâu đục thân, đục bắp:

- Sumicidin 40 EC: 1 – 1,5 lít/ha.

- Sherpa 25 EC: 1 lít/ha

- Regent 800 WG; Tango 50 SC: 0,4 – 20,5 kg/ha

- Pegasus 500 SC: 0,5 – 0,7 kg/ha

- Lorban 30 EC: 1 lít /ha

9.2.3- Nhện đỏ: Dùng Comite 73EC: 0,4 – 0,5 lít/ha.

9.2.4- Sâu khoang:

- Cày bừa kỹ, phơi ải đất, dọn sạch cỏ ruộng và xung quanh bờ trước khi gieo trồng. Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, thu dọn tàn dư cây trồng, cày vùi hay đốt để tiêu hủy, dùng bẫy đèn để bắt bướm sâu khoang.

- Xử lý đất trước khi gieo bằng thuốc hạt rải như Kayazinon 10G, Danasu 10H, Vibasu 10H.

- Không dùng thuốc hóa học khi mật độ sâu thấp, khi sâu tuổi 4 – 5, chuẩn bị hóa nhộng. Dùng các chế phẩm sinh học để phòng trừ như Defil, Vi BT, Xentury, Bitadin WP.

- Mật độ sâu cao có thể sử dụng : Pegasus 500 SC, Karate 2.5 EC, Peran 500EC, Kinalux 25 EC, Basitox 40EC.

- Sử dụng đúng liều lượng ghi trên nhãn thuốc. Lượng nước phun 24 – 32 lít/sào tùy theo thời gian sinh trưởng của cây, phun thuốc vào lúc chiều tối.

* Cần đảm bảo thời gian cách ly ghi trên nhãn thuốc (từ lần phun cuối đến thu hoạch) để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

9.2.5- Bệnh đốm lá:

- Dizeb 80WP liều lượng: 1,5 – 2 kg/ha.

- Bavistin 60 FL liều lượng: 0,8 – 1 lít/ha.

- Kasumin 2L liều lượng: 1,5 – 2 lít/ha.

- Score 250 ND liều lượng: 0,4 – 0,5 lít/ha.

- Aliete 80 WP liều lượng: 1 kg/ha..

9.2.6- Bệnh héo vi khuẩn:

- Starner 20WP liều lượng : 1 -1,5 kg/ha.

- New Kasuran 16.6 BTN hoặc Kasumin 2L: 1,5 – 2 kg/ha.

9.2.7- Bệnh rỉ sắt:

- Ridomin 72WP: 1,5 – 2 ka/ha.

- Anvil 5SC: 1,5 – 2 kg//ha.

- Score 250 ND: 0,4 -0,5 lít/ha.

9.2.8- Khô vằn:

Bệnh thường xuất hiện từ ngày thứ 40 sau gieo trở về sau.

Biểu hiện: Lá và thân gần gốc có những vết loang màu hơi đen (như luộc) . Bệnh phát triển gây gãy lá , đổ cây.

Biện pháp phòng trừ: Phun Validacin 3L hoặc Anvil 5SC, liều lượng 1 -5 lít/ha, phun 2-3 bình/sào. Phun trực tiếp vào vết bệnh.

10- Thu hoạch:

Sau trồng từ 70 – 80 ngày là thu hoạch được, khi nhìn các hạt ngô căng đều, rau bắp bắt đầu héo thì thu. Thời gian thu hoạch muộn làm giảm chất lượng của bắp.

Khi thu hoạch nên để nguyên lá bi và vận chuyển đến nơi bảo quản.

Theo hoinongdanbinhdinh.gov.vn


Xem thêm












Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng