CS-Biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi sau lũ lụt

2020-10-11 16:23:52

Những ngày qua, trên địa bàn các tỉnh miền Trung đã xảy ra mưa lớn gây ngập lụt ở nhiều nơi. Mưa lũ không chỉ làm thiệt hại về người và tài sản mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi.

Mưa bão là yếu tố bất lợi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe gia súc và gia cầm, đồng thời tạo cơ hội phát tán mầm bệnh. Để phòng chống dịch bệnh cho gia súc và gia cầm trong mùa mưa bão, bà con nông dân cần thực hiện tốt một số công việc sau:
Biện pháp thực hiện trước mùa mưa bão, lũ lụt
- Gia cố chuồng nuôi chắc chắn để tránh gió, bão làm đổ và gây tốc mái chuồng. Che chắn chuồng nuôi nhằm tránh mưa tạt, gió lùa và dột ướt. Với những nơi chuồng nuôi có khả năng bị ngập úng kéo dài cần chủ động tìm nơi cao ráo để đưa vật nuôi lên cao.
- Kiểm tra hệ thống thoát nước chung của cả khu vực, đặc biệt phải củng cố hệ thống thoát nước thải và nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt.
- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi để tăng sức khỏe, giúp chúng có đủ khả năng chống lại các tác động bất lợi từ môi trường. Đặc biệt, bà con nên cung cấp nguồn thức ăn tinh để gia súc tăng khả năng chống chọi với điều kiện thời tiết bất lợi.
- Chú trọng việc bảo quản thức ăn tinh tránh bị ẩm ướt. Vì mùa mưa bão là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Trước khi cho vật nuôi ăn, bà con chú ý kiểm tra kỹ mùi vị, chất lượng thức ăn.
- Đảm bảo nguồn thức ăn: Khi mưa bão, cây cỏ dễ bị ngập, đổ và chết. Vì vậy, bà con cần chủ động dự trữ nguồn thức ăn xanh bằng cách phơi khô, ủ chua cỏ hoặc thân cây bắp để đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa mưa bão. 
- Định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại để diệt mầm bệnh. 
- Chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cho vật nuôi trước mùa mưa bão. 
Biện pháp thực hiện trong và sau mưa bão
- Hàng ngày, bà con chú ý theo dõi thông tin về diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật về nâng cấp, che chắn chuồng trại.
- Xây dựng phương án chuẩn bị thức ăn nước uống cho con vật, kể cả các biện pháp sơ tán đàn vật nuôi khi cần thiết.
- Thường xuyên tu sửa chuồng trại chăn nuôi, tránh để ẩm ướt, hạn chế tối đa sự tồn tại của mầm bệnh. Kiểm tra cống rãnh thoát nước, nếu bị tắc phải khơi thông ngay, không để nước mưa chảy ngược vào chuồng nuôi.
-  Định kỳ 1 – 2 tuần rải vôi bột hoặc phun thuốc sát trùng để diệt khuẩn chuồng trại. 
- Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn vật nuôi để tiến hành cách ly sớm. 
- Sau mưa bão, nước rút đến đâu tập trung quét dọn, vệ sinh đến đó (chuồng trại, bãi chăn thả, thu gom rác thải…) và phun khử trùng tiêu độc bằng chất sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh. Sau đó nhanh chóng đưa gia súc gia cầm vào chuồng khô và ấm. 
- Thay hoặc bổ sung đệm lót khô cho vật nuôi. 
- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa cho vật nuôi. 
- Thêm vào đó, sau mưa lũ, thị trường vật nuôi khan hiếm khiến giá con giống lên cao. Vì vậy bà con cần dự trù vật tư, con giống, chủ động tìm mua, lựa chọn con giống ở những đơn vị cung ứng uy tín, đảm bảo con giống sạch bệnh.

Cổng Nông Dân 


Xem thêm



N-Nuôi gà mùa Đông cần lưu ý gì?

Nhiệt độ xuống thấp kèm hanh khô, thời tiết lại thay đổi thất thường mỗi khi có các đợt gió mùa đông bắc tràn về đây là điều kiện thuận lợi...


N-Lưu ý khi tái đàn vật nuôi

Ðể hạn chế những rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế khi nhập đàn, tái đàn gia súc, gia cầm, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật.


N-Chăm sóc gia cầm sau mưa lũ

Sau mưa lũ, nguồn thức ăn cho gia cầm khan hiếm. Đồng thời, môi trường cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đây được xem là thời điểm dễ phát sinh dịch








Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng