CB-Phòng trị bệnh CRD trên gia cầm

2018-05-16 10:45:32

CRD là bệnh viêm đường hô hấp truyền nhiễm mãn tính thường xảy ra trên gà. Bệnh xuất hiện các mùa trong năm, đặc biệt và mùa nóng ẩm và mưa rét. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chậm, tiến trình bệnh dài và thường xuyên kết hợp với E. coli (CCRD).

1. Nguyên nhân

Bệnh gây ra bởi một trong các nhóm sinh vật gây bệnh như viêm phổi - màng phổi (PPLO), nhưng phổ biến là Mycoplasma.

Ngoài ra, trong điều kiện thiếu không khí sạch, khí thải độc hại phát sinh từ chất thải chăn nuôi cao, nhiệt độ chuồng và tốc độ gió thường xuyên biến động, nuôi mật độ đàn cao, gia cầm cũng dễ mắc bệnh hơn.

Tất cả các giống gà, các lứa tuổi của gà đều bị mắc bệnh. Bệnh xảy ra ở tất cả các mùa quanh năm, nhưng đặc biệt xuất hiện và phát triển mạnh vào mùa mưa rét hoặc thời tiết nóng ẩm đầu năm và bị phát lại khi sức đề kháng, sức khỏe của gà suy giảm do điều kiện thời tiết hoặc do điều kiện chăn nuôi kém.

2. Đặc điểm dịch tễ

Bệnh xảy ra ở các giống gia cầm như gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng và chim ở các lứa tuổi khác nhau.

Tỷ lệ tử vong hoàn toàn do CRD không cao, nhưng việc kiểm soát CRD là rất quan trọng vì nó tạo cơ hội cho các vi sinh vật gây bệnh khác phát triển và gây bệnh trên gia cầm. Điển hình như thường xuyên kết hợp với E.coli và các virus gây bệnh trên đường hô hấp khác (Newcastle, IB…). Bệnh làm giảm năng suất chăn nuôi, thời gian điều trị kéo dài, tăng chi phí điều trị ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế.

Đường lây truyền: Chủ yếu qua đường hô hấp từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe, gia cầm hít phải mầm bệnh trong không khí bị ô nhiễm và có thể truyền từ mẹ sang con thông qua trứng.

3. Triệu chứng

CRD có thời gian ủ bệnh lâu, từ 5 - 10 ngày. Bệnh phát triển nhanh khi thể trạng gà giảm, thời tiết bất lợi, không khí chuồng nuôi nhiễm nhiều khí độc hại... hoặc kết hợp với các bệnh khác.

Gà bị sưng mặt, sưng mắt 

Triệu chứng bao gồm khò khè, hắt hơi và chảy nước mũi. Ở gà tây, xoang mặt, xoang mắt thường bị sưng lên. Khi mổ khám bệnh tích trên gà, khí quản có thể bị viêm, xuất huyết, tích dịch, túi khí dày lên và có mủ.

Đối với gà thịt: Bệnh thường xảy ra lúc đàn gà được 4 - 8 tuần. Triệu chứng nặng hơn so với các loại gà khác do sự phụ nhiễm các loại vi trùng khác mà thông thường nhất là E.coli. Vì vậy, trên gà thịt người ta còn gọi là thể kết hợp E.coli - CRD (C-CRD) với các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, khó thở trầm trọng hơn, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, viêm túi khí nặng. Gà ủ rũ và chết sau khi mắc bệnh 3 - 4 ngày. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 30%, số còn lại chậm lớn và còi cọc.

Khi gà bị CRD có kết hợp với E.coli thì tình trạng hen khó thở tăng, gà bị đi ỉa nhiều hơn và có hiện tượng kéo màng ở bao tim, gan, màng treo ruột.

Viêm phổi, tăng tiết dịch viêm
 

Đối với gà đẻ và gà trưởng thành: Bệnh phát ra khi thay đổi thời tiết, tiêm phòng, chuyển chuồng, cắt mỏ… các triệu chứng chính vẫn là chảy nước mũi, thở khò khè, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng, tỷ lệ ấp nở kém, trứng ấp nở cho ra gà con yếu ớt.

4. Phòng ngừa và kiểm soát

Cần bảo vệ gia cầm khỏi Mycoplasma và các tác nhân gây bệnh thứ phát làm trầm trọng thêm bệnh CRD ở gia cầm.

Tiến hành thực hiện tiêm đầy đủ các loại vaccine cần thiết.

Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máy ấp thật tốt.

Đảm bảo chuồng thông thoáng, sạch, khô ráo, đủ ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Định kỳ phun sát trùng.

Nuôi gia cầm với mật độ vừa phải, cần lưu ý đảm bảo sự thoáng mát.

Trên đàn gia cầm giống, thường xuyên tiến hành kiểm tra máu để loại thải những con dương tính với CRD. Chỉ mua gia cầm từ những cơ sở giống tốt, đảm bảo từ đàn bố mẹ không bị bệnh.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng mức đối với sức sản xuất của đàn gia cầm, đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại vitamin, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng cho gia cầm.

5. Điều trị

Hiện nay, có một số nhóm thuốc đang được sử dụng phổ biến trong điều trị CRD.

Người nuôi bắt đầu dùng thuốc ngay khi phát hiện triệu chứng, thời gian điều trị có thể kéo dài trong 5 - 6 ngày.

Để điều trị bệnh đường hô hấp mãn tính, có thể tham khảo các loại thuốc sau:

Theo nguoichannuoi.com


Xem thêm



N-Nuôi gà mùa Đông cần lưu ý gì?

Nhiệt độ xuống thấp kèm hanh khô, thời tiết lại thay đổi thất thường mỗi khi có các đợt gió mùa đông bắc tràn về đây là điều kiện thuận lợi...


N-Lưu ý khi tái đàn vật nuôi

Ðể hạn chế những rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế khi nhập đàn, tái đàn gia súc, gia cầm, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật.


N-Chăm sóc gia cầm sau mưa lũ

Sau mưa lũ, nguồn thức ăn cho gia cầm khan hiếm. Đồng thời, môi trường cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đây được xem là thời điểm dễ phát sinh dịch








Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng