Thông tin người hỏi:

Họ và tên: Trần Văn Tuân
Email:

Câu hỏi:

Xin được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng enzyme xử lý nước ao nuôi?

Trả lời:

Chào anh Tuân!

Một số trường hợp nên sử dụng enzyme xử lý nước ao nuôi sau: Khi tảo độc phát triển mạnh trong ao, chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước ao, cạnh tranh ôxy với tôm nuôi và sinh ra khí độc; đồng thời làm giảm khả năng tiêu thụ và tiêu hóa thức ăn của tôm. Việc bổ sung enzyme thời điểm này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình cắt tảo. Sau khi cắt tảo, tảo chết tiếp tục được enzym phân hủy để tạo thành thức ăn tự nhiên cho tôm.

Nhiều ao không thể hút đáy thường xuyên, TTCT được nuôi với mật độ dày nên hàm lượng hữu cơ (chủ yếu là nitơ) trong ao luôn cao, đó là lý do tại sao hầu hết các ao đều chứa khí độc (chủ yếu là khí độc NO2 trong ao tôm), ngay cả trong tháng nuôi đầu tiên. Giải pháp đơn giản nhất cho tình huống này là sục khí vào mật rỉ đường khoảng 1 giờ trước khi sử dụng, bổ sung enzyme trước hoặc sau khi sử dụng mật rỉ đường và tất nhiên cần được bổ sung phải men vi sinh thường xuyên để cân bằng môi trường ao nuôi.

Khi ao nuôi có quá nhiều chất hữu cơ do quá nhiều thức ăn hay quá nhiều chất thải của tôm. Lúc này ta cần cho enzyme vào nước hoặc xuống bề mặt đáy ao nuôi lúc này sẽ có khả năng phân hủy nhiều chất hữu cơ có trong ao nuôi tôm. Bởi vì các enzyme làm giảm mạnh sự tích tụ mùn bã hữu cơ và thúc đẩy phân hủy chất hữu cơ ô nhiễm – đặc biệt là trong điều kiện nuôi thâm canh – ở những khu vực khó tiếp cận ở đáy ao (nơi hoạt động trong điều kiện thiếu ôxy). Do, enzyme giúp làm tăng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của vi sinh vật bằng cách phá vỡ các chất hữu cơ, tạo ra nhiều bề mặt hoạt động hơn cho sự phát triển của vi sinh vật hữu ích.