Những thiết bị cảm biến quan trọng trong trồng trọt – Phần 4: Cảm biến nồng độ dinh dưỡng    

2020-09-24 17:31:48

“Trong trồng rau thủy canh người ta có thể dựa vào giá trị của độ dẫn điện EC; sự phân hủy các muối khoáng TDS hoặc nhân tố hòa tan (CF: conductivity factor) của các máy đo để điều chỉnh bổ sung chất dinh dưỡng vào môi trường nuôi trồng thủy canh.

EC (độ dẫn điện) là gì?
Chỉ số EC (electro-conductivity) là chỉ số diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch. Độ dẫn điện có thể được thể hiện bằng một số đơn vị khác nhau nhưng đơn vị tiêu biểu được dùng để đo lường EC là millisiemens trên centimet (mS / cm). Chỉ số EC không diễn tả nồng độ của từng chất trong dung dịch, đồng thời cũng không thể hiện mức độ cân bằng của các chất dinh dưỡng trong dung dịch.
Chỉ số TDS là gì?
Chỉ số TDS (Total Dissolved Solids) là chỉ số đo tổng lượng chất rắn hòa tan, tổng số các ion mang điện tích bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định. TDS thường được biểu thị bằng hàm số ml/L hoặc ppm (Parts Per Million). 1 ppm tương ứng với 1mg chất rắn hòa tan trong một lít nước.
Tầm quan trọng của EC và TDS trong thủy canh
Trong suốt quá trình tăng trưởng, cây hấp thu khoáng chất mà chúng cần. Do vậy duy trì EC ở một mức ổn định là rất quan trọng. Nếu dung dịch có chỉ số EC cao thì sự hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng chất. Điều này làm nồng độ dung dịch tăng cao và gây ngộ độc cho cây. Khi đó ta phải bổ sung thêm nước vào môi trường. Ngược lại, nếu EC thấp, cây sẽ hấp thu khoáng chất nhanh hơn hấp thu nước. Khi đó, nồng độ dung dịch giảm mạnh, cây sẽ không được cung cấp đầy đủ khoáng chất, chậm lớn và phát triển kém.
Chỉ số TDS cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây. Nếu TDS lên quá cao, nồng độ dung dịch vượt mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc cho cây. Ngược lại, khi chỉ số TDS xuống thấp, dung dịch thủy canh sẽ không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng. (*)

Thiết bị điều khiển chăm sóc cây thủy canh giúp cho người trồng dễ dàng kiểm soát được nồng độ pH, sự thay đổi của TDS trong bồn chứa, nồng độ các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây,… Thiết bị điều khiển với bộ cảm biến thông minh sẽ lập tức điều chỉnh các chỉ số nếu chúng có chênh lệch. Bộ thiết bị điều khiển là một tích hợp thông minh gồm cả thiết bị kiểm soát pH, thiết bị kiểm soát EC, bộ hẹn giờ với bơm máy và các ống dẫn, giúp cho việc chăm sóc cây dễ dàng hơn bao giờ hết. Cây trồng không những luôn được cung cấp ẩm, dinh dưỡng đầy đủ mà còn được giữ ở mức pH và EC thích hợp cho từng quá trình sinh trưởng.

Một số ưu điểm nổi bật của thiết bị điều khiển thông minh:
- Nhỏ gọn, đơn giản, tiện lợi cho việc lắp đặt và sử dụng.
- Phù hợp với tất cả kích thước bồn chứa, quy mô vườn thủy canh.
- Phù hợp với phân bón dạng 3 loại dung dịch A, B và C.
- Tích hợp bộ hẹn giờ cho bơm hồi lưu khiến việc điều khiển trở nên tiện lợi hơn.
- Điều chỉnh được tỉ lệ dung dịch A, B và C.
- Màn hình LCD rõ nét với công nghệ đến từ Nhật Bản.
- Chức năng chuyển đổi đơn vị đo giữa PPM ↔ EC.
- Còi báo động khi đầu cảm biến không ngâm trong nước.
- Hiệu chỉnh cảm biến dễ dàng.
Bộ sản phẩm gồm:
Bộ điều khiển nồng độ.
Cảm biến TDS.
Adapter AC 100~240V - DC 12V 1A.
4 x 1 mét ống 6mm.
Hướng dẫn sử dụng.
Màu sắc: trắng – xanh.
Thang đo: 0 -  3000 ppm.
Điện áp DC: 12V - 1A.
Tiếp điểm bơm hồi lưu: AC 220V - 3A.
Kích thước (DxRxC): 12.5 x 12.5 x 10 (cm).

Xem thêm: Những thiết bị cảm biến quan trọng trong trồng trọt – Phần 1: Cảm biến CO2

Những thiết bị cảm biến quan trọng trong trồng trọt – Phần 2: Cảm biến độ ẩm đất

Những thiết bị cảm biến quan trọng trong trồng trọt – Phần 3: Cảm biến nhiệt độ độ ẩm
 

Tài liệu tham khảo

Chỉ số EC và TDS – hai chỉ số quan trọng trong thủy canh, hachi.com.vn

Thiết bị điều khiển, thuycanhgwall.com

Nguồn sưu tầm


Xem thêm