Làm hang nuôi cá chình

2020-05-27 16:46:58

Đỗ Tý, chàng trai ngụ tại thôn Nam Khe Dài (xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã nuôi cá chình với phương cách mới lạ. Đó là tạo hang hốc, nuôi cá thuận theo dòng nước chảy.

Nguồn nước chảy được phân bậc giúp giảm chi phí vận hành máy bơm

Kinh tế vốn khó khăn, chàng trai sinh năm 1988 phải nghỉ học sớm để phụ giúp gia đình. Đến tuổi nhập ngũ, môi trường quân đội đã rèn luyện, giúp anh chín chắn, bản lĩnh hơn.
 
Tý kể: “Qua nhiều trăn trở, tôi quyết chọn mô hình VACR để phát triển kinh tế. Cái hay của nó là sự tổng hợp khép kín, tận dụng xoay vòng các sản phẩm từ vườn, ao, chuồng, rừng. Đây là cách giúp tôi sử dụng hợp lý nguồn đất đai, nguồn nước, tái tạo năng lượng với chi phí thấp”.

Thăm trang trại bề thế với quy mô 2ha, chúng tôi được anh giới thiệu cây ăn quả các loại như bưởi da xanh, cam, ổi. Ngay giữa trang trại là ao cá, kế đó là chuồng lợn. Khu vực được bao quanh bởi tràm, trong rừng tận dụng nguồn cỏ để nuôi dê. Anh nói: “Vườn, ao cá, chuồng nuôi gia súc, rừng có mối quan hệ khăng khít với nhau. Chuồng nuôi lợn 100m2 cung cấp phân bón cho 1.000m2 cây ăn quả. Ao cá, rừng đều cho sản phẩm, chúng được tái tạo, bổ sung cho nhau”.

Năm 2019, từ những kinh nghiệm học hỏi được, chàng trai vùng đất Lộc Hòa đã chuyển đổi một phần ao nuôi sang thả cá chình. “Đối tượng cá lóc, cá trắm cỏ cho giá trị chưa cao nên tôi chuyển sang nuôi cá chình. Hiện tại đang thử nghiệm với 150m2 mặt nước”. Thay vì xây bể xi măng hoặc thả ao đơn thuần, chàng trai 8X đã dùng đá để tạo nơi cư trú cho cá. “Cá chình là loài sống đáy, trong bọng cây, vùi mình trong bùn cát, hang hốc. Chúng thích bóng tối, sợ ánh sáng nên tôi chủ động kè đá, để hở những khoảng trống cho chúng ẩn nấp, tạo điều kiện cho cá sinh trưởng”, anh cho biết.

Đỗ Tý, chàng trai ngụ tại thôn Nam Khe Dài (xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã nuôi cá chình với phương cách mới lạ. Đó là tạo hang hốc, nuôi cá thuận theo dòng nước chảy.

Kinh tế vốn khó khăn, chàng trai sinh năm 1988 phải nghỉ học sớm để phụ giúp gia đình. Đến tuổi nhập ngũ, môi trường quân đội đã rèn luyện, giúp anh chín chắn, bản lĩnh hơn.
 
Tý kể: “Qua nhiều trăn trở, tôi quyết chọn mô hình VACR để phát triển kinh tế. Cái hay của nó là sự tổng hợp khép kín, tận dụng xoay vòng các sản phẩm từ vườn, ao, chuồng, rừng. Đây là cách giúp tôi sử dụng hợp lý nguồn đất đai, nguồn nước, tái tạo năng lượng với chi phí thấp”.

Thăm trang trại bề thế với quy mô 2ha, chúng tôi được anh giới thiệu cây ăn quả các loại như bưởi da xanh, cam, ổi. Ngay giữa trang trại là ao cá, kế đó là chuồng lợn. Khu vực được bao quanh bởi tràm, trong rừng tận dụng nguồn cỏ để nuôi dê. Anh nói: “Vườn, ao cá, chuồng nuôi gia súc, rừng có mối quan hệ khăng khít với nhau. Chuồng nuôi lợn 100m2 cung cấp phân bón cho 1.000m2 cây ăn quả. Ao cá, rừng đều cho sản phẩm, chúng được tái tạo, bổ sung cho nhau”.

Năm 2019, từ những kinh nghiệm học hỏi được, chàng trai vùng đất Lộc Hòa đã chuyển đổi một phần ao nuôi sang thả cá chình. “Đối tượng cá lóc, cá trắm cỏ cho giá trị chưa cao nên tôi chuyển sang nuôi cá chình. Hiện tại đang thử nghiệm với 150m2 mặt nước”. Thay vì xây bể xi măng hoặc thả ao đơn thuần, chàng trai 8X đã dùng đá để tạo nơi cư trú cho cá. “Cá chình là loài sống đáy, trong bọng cây, vùi mình trong bùn cát, hang hốc. Chúng thích bóng tối, sợ ánh sáng nên tôi chủ động kè đá, để hở những khoảng trống cho chúng ẩn nấp, tạo điều kiện cho cá sinh trưởng”, anh cho biết.

Theo vietlinh.vn, 26/5/2020