N-Hướng dẫn vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi

2020-06-23 16:49:34

Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi giúp hạn chế mầm bệnh trong môi trường gây hại tới vật nuôi. Định kỳ vệ sinh môi trường nuôi sẽ giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

Yêu cầu về chuồng trại
Chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, duy trì mật độ đúng yêu cầu và đủ diện tích sân chơi. Phải thực hiện nghiêm túc đầy đủ luật lệ về công tác phòng trừ dịch bệnh, trước cửa chuồng nuôi phải có hố khử trùng. Trong chuồng nuôi chỉ nên có 1 loại và nếu có 2 đàn thì chỉ nên cách nhau không quá 7 ngày tuổi. Gia cầm nhập về phải nuôi cách ly từ 15 - 20 ngày và giữ đúng nguyên tắc thú y quy định.

Độn chuồng bằng trấu hoặc rơm dạ, cỏ khô cắt ngắn. Chất độn chuồng trước khi sử dụng phải được phơi khô, tiêu độc bằng các chất sát trùng kể trên, ủ một ngày sau đó rải đều cho bay hơi hết mới đưa vào chuồng.
Máng ăn, máng uống, lò sưởi, cót quây… phải được rửa sạch sau đó sát trùng bằng một trong các loại thuốc sát trùng kể trên rồi chuẩn bị sẵn trong chuồng trước khi nhập về. Hàng ngày, phải thay máng mới sạch sẽ và đã được sát trùng cho gia cầm ăn uống. Các máng bẩn phải đem ra cọ rửa và phơi nắng để dành dùng vào hôm sau.
 
Quy trình
Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa: Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi... Bởi, hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ. Đất, rơm, trấu, sữa, máu, phân gây bất hoạt thuốc sát trùng.
Rửa sạch bằng nước: Sau khi vệ sinh cơ học các chất hữu cơ tiến hành rửa sạch bằng nước. Đối với dụng cụ, sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1 - 3 ngày trước khi rửa. Đối với một số chỗ khó rửa (các góc, khe...) phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi.
Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy: Dùng nước xà phòng, nước vôi 30% hoặc thuốc tẩy rửa để phun, dội rửa lên nền hoặc ngâm các dụng cụ chăn nuôi.
Sát trùng bằng thuốc sát trùng: Dùng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp. Cần kiểm tra pH nguồn nước trước khi pha loãng. Không được dùng nước cứng để pha thuốc sát trùng vì sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc sát trùng.
 
Một số loại thuốc sát trùng
Vôi bột: Rải vôi bột xung quanh và bên trong chuồng nuôi sau đó phải để 2 - 3 ngày rồi quét dọn lại lần nữa (biện pháp này ít dùng vì dễ làm cho vịt, ngan hô hấp hít phải bụi vôi bột).
• Nuớc vôi: dùng nước vôi mới tôi quét nền chuồng, sân chơi và xung quanh tường phải để khô mới rải độn chuồng và đưa vịt, ngan vào.
• Dùng Formol (1 - 3%): Phun toàn bộ nền và tường chuồng.
• Dùng Crezil (3 - 5%) để phun.
• Xông hơi bằng hỗn hợp Formol và thuốc tím với liều lượng 17,5 g thuốc tím + 35 ml formol cho 1 m3 chuồng nuôi, khi xông hơi đòi hỏi chuồng phải kín mới có tác dụng.
Để khô: Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1 - 2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.
 
Xử lý chất thải và gia cầm chết
Không sử dụng chất thải và phân của gia cầm khi chưa được xử lý. Nước thải, nước rửa chuồng trại của chăn nuôi gia cầm theo hệ thống mương tiêu thoát về đến hố chứa và phải được xử lý trước khi đưa ra môi trường bên ngoài trang trại. Phân và độn chuồng trong quá trình chăn nuôi được thu gom lại thành đống ở nơi quy định, xử lý theo phương pháp nhiệt sinh vật, sau đó mới được sử dụng cho trồng trọt. Xác gia cầm chết phải tiến hành thiêu đốt.

Theo nguoichannuoi.vn


Xem thêm


N-Lưu ý khi tái đàn vật nuôi

Ðể hạn chế những rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế khi nhập đàn, tái đàn gia súc, gia cầm, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật.


N-Chăm sóc gia cầm sau mưa lũ

Sau mưa lũ, nguồn thức ăn cho gia cầm khan hiếm. Đồng thời, môi trường cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đây được xem là thời điểm dễ phát sinh dịch






N-Bí quyết chọn vịt giống

Chăn nuôi vịt nói chung và vịt thịt nói riêng thì khâu chọn vịt giống đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển...



N-Kinh nghiệm úm ngan vào mùa hè

Việc úm ngan giúp nâng cao chất lượng nuôi, giảm bớt tỷ lệ hao hụt. Tuy nhiên vào mùa hè khi nhiệt độ cao, nóng bức, cần có những lưu ý kỹ thuật riêng



Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng