N-Hướng dẫn bảo quản vắc xin thú y tại kho và tại các trại chăn nuôi - Phần 2

2020-10-14 09:32:57

Xem phần 1: Hướng dẫn bảo quản vắc xin thú y tại kho và tại các trại chăn nuôi - Phần 1

2. HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN VẮC XIN TẠI TRẠI CHĂN NUÔI

2.1. Bảo quản vắc xin trong tủ lạnh cửa mở phía trên

– Đặt hộp vắc xin và dung môi trong giỏ của tủ lạnh. Không được tháo bỏ giỏ của tủ để có thêm dung tích bảo quản. Để chừa những khoảng trống dọc theo các hàng của hộp vắc xin để khí lạnh có thể lưu thông đều.

– Để nhiệt kế và chỉ thị đông băng cùng với loại vắc xin nhạy cảm đông băng.

– Nếu có khoang làm đá riêng, thì sử dụng khoang này để làm đông băng bình tích lạnh. Không để quá nhiều bình tích lạnh.

– Sắp xếp vắc xin và dung môi theo hướng dẫn.

2.2. Bảo quản vắc xin trong tủ lạnh cửa mở trước

– Nếu có khoang làm đá riêng, thì sử dụng khoang này để làm đông băng bình tích lạnh, đá gel lạnh. Không để quá nhiều bình tích lạnh và đá gel lạnh

– Dung môi xếp bên cạnh vắc xin hoặc dưới đáy tủ.

– Để nhiệt kế và chỉ thị đông băng cùng với những vắc xin nhạy cảm với đông băng ở giá giữa.

– Không để vắc xin ở cánh cửa tủ lạnh.

– Để bình chứa nước ở ngăn dưới cùng tủ lạnh để giúp duy trì nhiệt độ khi tủ lạnh mất điện.

– Sắp xếp vắc xin, dung môi theo hướng dẫn hướng dẫn.

Lưu ý:

– Luôn bảo quản vắc xin trong giỏ của tủ lạnh.

– Nếu không có giỏ đựng: để vắc xin nhạy cảm đông băng cách đáy tủ 20 cm bằng cách kê bình tích lạnh rỗng ở phía dưới.

– Không để vắc xin chạm vào thành tủ lạnh.

– Không để vắc xin nhạy cảm với đông băng hay dung môi ở đáy tủ lạnh.

3. ĐÓNG GÓI, VẬN CHUYỂN VẮC XIN

a) Chuẩn bị bình tích lạnh, đá gel

– Chuẩn bị đủ số bình tích lạnh, đá gel cần dùng. Tính thời gian cần thiết để làm đông băng bình tích lạnh.

– Chuẩn bị bình tích lạnh:

o Bước 1: Làm đông băng bình tích lạnh:

 Đổ đầy nước vào bình tích lạnh, chỉ để lại 1 khoảng nhỏ cho không khí và đậy nắp thật chặt.

 Cầm ngược bình tích lạnh lắc mạnh kiểm tra để đảm bảo không bị hở.

 Để bình tích lạnh đứng hoặc nghiêng trong khoang làm đá.

 Tủ lạnh có khoang làm đá có thể đông băng 6 bình tích lạnh to hoặc 12 bình tích lạnh nhỏ trong 1 ngày. Nếu nhiều bình tích lạnh hơn, thời gian làm đông băng sẽ cần lâu hơn.

 Để bình tích lạnh trong khoang làm đá ít nhất 24 giờ để làm đông băng hoàn toàn các bình tích lạnh.

o Bước 2: Lấy bình tích lạnh đã đông băng ra khỏi khoang làm đá.

o Bước 3: Để các bình tích lạnh đã đông băng ở nhiệt độ phòng hoặc nhúng bình tích lạnh đã đông băng trong thau nước sạch cho đến khi đá bên trong bắt đầu tan và nước bắt đầu chảy ra. Kiểm tra xem bình tích lạnh đã đạt yêu cầu chưa bằng cách lắc và nghe thấy tiếng nước óc ách là được.

b. Đóng gói vắc xin sử dụng bình tích lạnh

Sử dụng phương pháp đóng gói này trong bất kì thời tiết nào trong năm và với mọi tuyến đường vận chuyển.

– Xếp bình tích lạnh vào bốn thành xung quanh và dưới đáy của hòm lạnh, phích vắc xin.

– Đóng gói các hộp vắc xin để nắp lọ vắc xin quay lên trên.

– Gói vắc xin và dung môi vào túi ni lông và xếp vào giữa hòm lạnh, phích vắc xin.

– Để nhiệt kế cùng với vắc xin (phía ngoài túi ni lông)

– Để bình tích lạnh lên trên (với hòm lạnh), để miếng xốp ở trên cùng (với phích vắc xin)

– Đóng nắp chặt.

– Không để hòm lạnh, phích vắc xin trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc gần các nguồn phát nhiệt trong quá trình bảo quản, vận chuyển.

c. Đóng gói vắc xin sử dụng đá lạnh

– Để đá lạnh trong túi ni lông xếp vào đáy của hòm lạnh, phích vắc xin

– Để miếng bìa ngăn cách vắc xin với đá.

– Để hộp, lọ vắc xin và nhiệt kế trong túi ni lông (để nhãn lọ vắc xin không bị ướt và bị bong).

– Không để đá lên trên vắc xin.

– Để miếng xốp lên trên cùng (phích vắc xin) và đậy nắp lại.

4. BẢO QUẢN VẮC XIN TRONG BUỔI LÀM VẮC XIN

a) Chuẩn bị phích vắc xin:Nếu vắc xin được bảo quản trong tủ lạnh, hòm lạnh thì trong buổi làm vắc xin cần chuyển vắc xin sang phích vắc xin.

b) Sắp xếp vắc xin trong phích vắc xin theo quy định tại mục 3 của Hướng dẫn này.

c) Bảo quản vắc xin trong buổi tiêm phòng

– Đặt phích vắc xin ở chỗ mát.

– Đóng chặt nắp phích vắc xin, chỉ mở khi có người đến tiêm phòng.
 
 – Những lọ vắc xin nhiều liều đã mở phải được cài vào đường rạch nhỏ trên miếng xốp trong phích vắc xin trong suốt buổi tiêm phòng.

– Kiểm tra bình tích lạnh đã được làm tan đá bên trong, kiểm tra nhiệt kế để đảm bảo nhiệt độ ở +2°C đến +8°C.

Trường hợp bình tích lạnh đã tan hết đá bên trong (hoặc đá trong phích vắc xin đã tan hết) cần phải thay bình tích lạnh hoặc bổ sung thêm đá.

– Khi kết thúc buổi tiêm phòng, để những lọ vắc xin chưa mở vào tủ lạnh và đặt trong hộp “ưu tiên sử dụng trước” và cần được sử dụng sớm trong buổi tiêm phòng tiếp theo.

5. BẢO QUẢN, SỬ DỤNG DUNG MÔI

– Một số vắc xin dạng đông khô phải pha hồi chỉnh với dung môi kèm theo hoặc với vắc xin khác dạng dung dịch trước khi sử dụng.

– Dung môi được đóng gói cùng với vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ từ +2ºC đến +8ºC.

– Nếu dung môi không đóng gói cùng vắc xin có thể được bảo quản ngoài dây chuyền lạnh nhưng phải được làm lạnh trước khi sử dụng 01 ngày hoặc một khoảng thời gian cần thiết đủ để bảo đảm có cùng nhiệt độ từ +2ºC đến +8ºC với nhiệt độ của vắc xin trước khi pha hồi chỉnh.

– Không được để đông băng dung môi.

– Dung môi của vắc xin nào chỉ được sử dụng cho vắc xin đó. Sử dụng vắc xin và dung môi của cùng nhà sản xuất.

Theo nhachannuoi.vn
 


Xem thêm



N-Nuôi gà mùa Đông cần lưu ý gì?

Nhiệt độ xuống thấp kèm hanh khô, thời tiết lại thay đổi thất thường mỗi khi có các đợt gió mùa đông bắc tràn về đây là điều kiện thuận lợi...


N-Lưu ý khi tái đàn vật nuôi

Ðể hạn chế những rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế khi nhập đàn, tái đàn gia súc, gia cầm, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật.


N-Chăm sóc gia cầm sau mưa lũ

Sau mưa lũ, nguồn thức ăn cho gia cầm khan hiếm. Đồng thời, môi trường cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đây được xem là thời điểm dễ phát sinh dịch








Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng